Giải bóng đá thanh niên 5 người chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đoàn và ngày Thể thao Việt Nam


Thực hiện chương trình của Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển thanh niên thị xã Đồng Xoài giai đoạn 2011 –  2015, trong 03 ngày (27-29/3/2013) Trung tâm Văn hóa – Thể thao thị xã phối hợp với Thị đoàn Đồng Xoài tổ chức giải bóng đá thanh niên 05 người chào mừng kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2013) và ngày Thể thao Việt Nam (27/3) tại sân cỏ nhân tạo trường Cao đẳng Công nghiệp cao su.
Đồng chí Đặng Tấn Phong - Thị ủy viên, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị xã,
Phó ban trực Ban Tổ chức giải phát biểu khai mạc giải 
Tham gia giải lần này có 12 đội bóng của 8 xã, phường, 3 trường THPT và Liên quân Đoàn khối cơ quan – Lực lượng vũ trang thị xã với hơn 100 vận động viên.
Ban Tổ chức giải đã tiến hành bốc thăm, chia thành 4 bảng thi đấu. Ở vòng bảng, các đội đá vòng tròn một lượt tính điểm để chọn hai đội vào vòng tứ kết.
Qua 3 ngày tranh tài sôi nổi với những trận cầu hấp dẫn thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo những người yêu bóng đá trên địa bàn thị xã, giải đấu đã thành công tốt đẹp.
Pha bóng trong trận chung kết giữa Đoàn phường Tân Đồng và Đoàn phường Tân Bình
Đồng chí Đặng Tấn Phong - Thị ủy viên, Giám đốc Trung tâm VH-TT thị xã
và đồng chí Tạ Thanh Bình - Bí thư Thị đoàn trao giải cho các đội
Kết quả cụ thể của giải như sau:
- Tổng số bàn thắng:  135 bàn, trung bình 6,75 bàn/trận.
- Thủ môn xuất sắc:  Nguyễn Văn Thuận (Đoàn xã Tiến Hưng)
- Vua phá lưới: Trần Văn Thao (Đoàn phường Tân Phú – 10 bàn)
- Cầu thủ xuất sắc: Nguyễn Minh Vương (Đoàn phường Tân Bình)
- Hạng 4: Đoàn xã Tiến Hưng
- Hạng 3: Đoàn phường Tân Phú
- Á quân: Đoàn phường Tân Đồng
- Vô địch: Đoàn phường Tân Bình

---thidoandongxoai---

Thị đoàn Đồng Xoài tổ chức Hội thi "Thanh niên thanh lịch" năm 2013



Thiết thực thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2013), sáng ngày 26/3/2013 tại Hội trường Khối vận thị xã, Ban Thường vụ Thị đoàn tổ chức Hội thi “Thanh niên thanh lịch” thị xã Đồng Xoài năm 2013.
Về dự với Hội thi có đồng chí Nguyễn Sỹ Nhật – UV.BTV, Trưởng Ban Dân vận Thị ủy; đồng chí Võ Thị Xuân – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thị ủy cùng lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thị xã; đặc biệt là sự tham gia của 14 đội dự thi và gần 150 cổ động viên đến từ các cơ sở Đoàn trực thuộc trên địa bàn thị xã.


Cặp thí sinh Tuấn Việt - Hồng Đào (trường THPT Nguyễn Du)
trong phần thi  "Trang phục quy định"


Hội thi “Thanh niên thanh lịch” thị xã Đồng Xoài năm 2013 là ngày hội lớn của các bạn ĐVTN; tôn vinh vẻ đẹp, tài năng, sự thanh lịch và duyên dáng của người đoàn viên thanh niên trong thời đại mới, đồng thời là sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần, tạo cơ hội để đoàn viên thanh niên trên địa bàn thị xã giao lưu, học hỏi lẫn nhau.


Cặp thí sinh Huy Hoàng - Trâm Anh (trường THPT Hùng Vương)
trong phần thi "Trang phục tự chọn"


Qua 5 phần thi: kiến thức, trang phục bắt buộc, trang phục tự chọn, năng khiếu và thi ứng xử, 14 cặp đôi dự thi đến từ 33 cơ sở Đoàn trực thuộc Thị đoàn đã chứng tỏ được tài năng và trí tuệ của mình; nếu như phần thi kiến thức, ứng xử cho thấy sự hiểu biết, thông minh, ứng xử nhanh nhẹn của các đội thi thì phần thi năng khiếu, trang phục lại chứng tỏ phong cách tự tin, thoải mái, năng động của các bạn đoàn viên thanh niên. Các đội thi đã có sự đầu tư, chuẩn bị khá kỹ lưỡng về trang phục, đạo cụ cũng như là phong cách biểu diễn vì vậy đã thu hút được sự quan tâm chú ý và cổ vũ nhiệt tình của đông đảo cổ động viên tham gia hội thi.


Cặp thí sinh Chí Công - Thiên Trang (Cụm thi đua số 3)
trong phần thi "Trang phục tự chọn"
Cặp thí sinh Đào Cử - Kim Loan (Đoàn phường Tân Thiện) trong phần thi
"Năng khiếu" với tiết mục múa "Bèo dạt mây trôi"
Đồng chí Nguyễn Sỹ Nhật - UV.BTV, Trưởng Ban Dân vận Thị ủy và đồng chí
Tạ Thanh Bình - Bí thư Thị đoàn trao giải cho các đơn vị đạt giải toàn đoàn
Đồng chí Lê Hải Đăng - UV.BTV Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã
trao giải cho các đơn vị đạt giải toàn đoàn


Kết thúc hội thi Ban tổ chức hội thi đã trao giải Nhất toàn đoàn cho đơn vị Đoàn phường Tân Thiện, giải Nhì thuộc về Đoàn phường Tân Đồng, giải Ba thuộc về Đoàn trường THPT Nguyễn Du và Cụm thi đua số 3 do chi đoàn Khối Đảng Thị ủy là cụm trưởng, đồng thời BTC cũng trao giải cho phần thi trang phục: Đoàn phường Tân Thiện đạt giải Nhất, Đoàn phường Tân Bình đạt giải Nhì, Cụm thi đua số 3 đạt giải Ba và giải thí sinh ứng xử hay nhất cho thí sinh Lê Thị Thu đến từ đơn vị Đoàn phường Tân Đồng.


                                                                                                                              ---thidoandongxoai---

Trường TH Tân Xuân B và TH Tân Bình tổ chức tiết chào cờ thân thiện

Thiết thực thi đua chào mừng kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, sáng 25/3/2013 trường TH Tân Xuân B và TH Tân Bình tổ chức tiết chào cờ thân thiện với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn.
Lễ chào cờ
Với chủ đề “Tiếp bước các anh hùng” (TH Tân Xuân B) và "Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy" (TH Tân Bình), các em đội viên nhi đồng đã tham gia thi hùng biện về 5 điều Bác Hồ dạy, thi ghép tên anh hùng Võ Thị Sáu, Kim Đồng (Nông Văn Dền), thi ghép chữ "5 điều" trong 5 điều Bác Hồ dạy. Những phần thi trên đã thu hút sự tham gia và cổ vũ nồng nhiệt của các em học sinh đồng thời giúp các em hiểu rõ hơn về 5 điều Bác Hồ dạy, phát triển kỹ năng thuyết trình, sự nhanh nhẹn, khéo léo, chính xác. 
Học sinh tham gia thi thuyết trình về "5 điều Bác Hồ dạy"
Các em học sinh tham gia phần thi "Ghép chữ"

Kết thúc lễ chào cờ cô Đinh Thị Thành - Hiệu trưởng trường TH Tân Xuân B đã nhắc lại câu nói của Bác Hồ: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu" để nhắc nhở các em học sinh siêng năng học tập và chúc các em hoàn thành tốt kì thi giữa học kỳ II.
                                                         ---thidoandongxoai---


Câu hỏi tham khảo phần thi Ứng xử tại Hội thi "Thanh niên thanh lịch" năm 2013

Thông báo triệu tập TPT Đội tham dự Lễ kỷ niệm 82 năm thành lập Đoàn

Nhạc nền phần thi "Thời trang quy định"

Lịch thi đấu giải bóng đá chào mừng 26.3

Thông báo triệu tập cán bộ Đoàn - Hội tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ Đoàn - Hội cơ sở năm 2013

Câu hỏi tham khảo hội thi "Thanh niên thanh lịch" năm 2013

Hướng dẫn tuyên truyền về công tác biên giới trên đất liền và công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2013

Kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm 82 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Thư mời dự làm việc với Trung ương Đoàn

Công văn thay đổi thời gian tổ chức Hội thi Nghi thức Đội - Chỉ huy Đội giỏi khối TH năm học 2012-2013

Kế hoạch tổ chức Hội thi Thanh niên thanh lịch

XEM - TẢI VỀ

Nhạc nền phần thi thời trang bắt buộc:
TẢI VỀ

Thể lệ giải bóng đá chào mừng 26/3

Thông báo triệu tập cán bộ Đoàn và thanh niên tiên tiến tham dự Hội nghị đối thoại với lãnh đạo UBND thị xã

Thư mời họp giao ban Đoàn khối CQ-LLVT quý I năm 2013

Thư mời họp giao ban công tác Đội tháng 3/2013

Hướng dẫn hoạt động công tác Đội tháng 3/2013

Huyền thoại một gia đình

Cố giáo sư Nguyễn Lân và vợ - bà Nguyễn Thị Tề

Bảy con trai của cố giáo sư Nguyễn Lân (từ trái qua): Nguyễn Lân Tuất, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lân Cường,
Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Lân Tráng, Nguyễn Lân Việt,
 Nguyễn Lân Trung (riêng người con thứ hai - bà Nguyễn Tề Chỉnh - đã mất). Ảnh: CƯỜNG NGUYỄN


Hiếm gia đình nào có đến 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ như gia đình cố giáo sư - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân. Người đi trước dìu dắt người đi sau, họ đã xây đắp nên hình mẫu một đại gia đình hiếu học, tài hoa, chuẩn mực
Dù theo đuổi những chuyên ngành khác nhau nhưng cả 8 người con - 7 trai 1 gái - của cố giáo sư Nguyễn Lân đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo và thầy thuốc.
Công cha
Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Cường tâm sự: “Ba tôi đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục và ông rất tự hào về điều đó”. Niềm tự hào ấy đã được người thầy lớn truyền lại cho các con từ những ngày ông đạp xe rong ruổi khắp các tỉnh trên Việt Bắc chỉ đạo việc phát triển giáo dục trung - tiểu học.
Giáo sư - tiến sĩ - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng nhớ lại: “Hồi đó, ba tôi làm giám đốc giáo dục Liên khu X (gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên - nay là Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lào Cai và Hà Giang), sau đó là Liên khu Việt Bắc. Lương hằng tháng của cụ chỉ vài chục cân gạo, quá nửa số đó phải để lại nhà cho vợ nuôi đàn con, phần còn lại mang đi công tác”.
Vất vả vượt qua muôn vàn khó khăn trong khói lửa chiến tranh, ông Nguyễn Lân không chỉ dốc hết tâm lực xây dựng ngành giáo dục nước nhà mà còn để lại cho đời sau nhiều giáo trình, bộ từ điển quý như Ngữ pháp Việt Nam, từ điển Muốn đúng chính tả...
Nghị lực và lửa yêu nghề của giáo sư Nguyễn Lân đã truyền lại cho 8 người con, tất cả đều hiếu học. “Trong thời kỳ khó khăn, mỗi tối, anh em chúng tôi phải ngồi học với cây đèn dầu tự tạo bằng hộp kem đánh răng GIBB đã dùng hết. Gian khổ lắm nhưng ai nấy đều tự giác, hăng hái học tập” - giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhớ lại.
Có người bảo các con, cháu cụ Nguyễn Lân thông minh, thành đạt là nhờ di truyền nhưng giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng có được điều đó là nhờ sự phấn đấu không ngừng của các thành viên trong gia đình. Ông tâm sự: “Tôi vẫn nhớ như in lời ba tôi dạy, rằng mình là gia đình cán bộ, không có tiền nên các con cố mà học. Ba mẹ chỉ cho các con tri thức, các con cố học mà thành tài”.
Ít người biết giáo sư Nguyễn Lân (sinh ngày 14-6-1906 ở làng Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) vốn là một cậu bé nhà nghèo, được người anh họ nuôi ăn học, song lại có một người vợ hiền, đẹp, là con gái nhà đại điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp.
Nét duyên dáng, kiêu sa của bà Nguyễn Thị Tề đã khiến cho thầy giáo trẻ “liều mình” đến tận nhà đại điền chủ xin cưới con gái của ông. Và rồi tư chất thông minh, tử tế của Nguyễn Lân đã chinh phục được đại điền chủ giàu nhất, nhì Hà Nội.
Phó giáo sư Nguyễn Lân Cường kể lại: “Tôi rất phục mợ (mẹ) tôi. Lấy ba tôi vất vả nhưng một người lá ngọc cành vàng như mợ tôi lại chẳng bao giờ than thở một câu. Hồi hai người mới lấy nhau, mợ tôi chả biết nấu nướng, mọi thứ ba tôi đều phải dạy. Thế nhưng khi ba tôi đi vào Liên khu X, mọi khó khăn, vất vả mợ tôi đều làm lấy, một tay nuôi dạy đàn con thơ.
Hồi kháng chiến, trên đầu là máy bay, dưới là cảnh chạy tản cư, mợ tôi một tay dắt tôi, tay kia dắt em Hùng, còn chị Chỉnh thì gánh em Tráng, cứ thế mà chạy...”.
Để có tiền nuôi đàn con ăn học, bà Tề đã phải đi mua quần áo cũ của người tản cư mang lên miền ngược bán. Ngày hòa bình lập lại, bà làm đại lý bán đường cho mậu dịch để kiếm từng đồng. “Nhà tôi nghèo, chật, sống ở tập thể chỉ có mười mấy mét vuông thôi nhưng lúc nào cũng vui vẻ, đầm ấm.
Ba mợ tôi thực sự là một tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, luôn khoan dung đối với những người xung quanh” - phó giáo sư Nguyễn Lân Cường kể.
Với con cái, giáo sư Nguyễn Lân và bà Nguyễn Thị Tề là những nhà tâm lý tuyệt vời. Hiếm khi ông bà nặng lời với các con, chỉ một lần giáo sư Nguyễn Lân đánh con là khi người con cả Nguyễn Lân Tuất nghịch ngợm cắt cụt tóc của chị giúp việc. Sau này, khi các con đã có gia đình riêng, ông khuyên giải “không nên đánh con, vì đánh hay mạt sát bọn trẻ đều thể hiện sự bất lực của mình. Phải khuyên giải cho chúng thấy được điều hay lẽ phải”.
Nhờ đức độ của ông Nguyễn Lân - bà Nguyễn Thị Tề mà đại gia đình lớn của ông bà (với gần 60 người) luôn giữ được nền nếp gia phong, trên kính dưới nhường, anh em yêu quý nhau.
Không chỉ 8 người con ruột mới là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ mà nhiều con rể, con dâu cũng là những trí thức có uy tín. Vợ của giáo sư - tiến sĩ - nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất là phó giáo sư - nghệ sĩ công huân Liên bang Nga Svetlana Kurbetova; chồng của tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (đã mất vào năm 1992 vì tai nạn giao thông) là giáo sư Bùi Thế Kỳ, sinh thời là chuyên gia đầu ngành về tim mạch ở Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô.
Vợ của giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng là đại tá - phó giáo sư - tiến sĩ - thầy thuốc nhân dân Nguyễn Kim Nữ Hiếu, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (bà Hiếu là con của cố giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 đến năm 1975). Các con dâu nhà Nguyễn Lân phần lớn là giáo viên, bác sĩ...
Truyền thống hiếu học của gia đình còn lan tỏa sang thế hệ thứ ba. Đại tá Bùi Ngọc Quang, người con cả của tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh, hiện là Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin - Bộ Quốc phòng; tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, con trai của giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nay là chuyên gia tim mạch có tên tuổi, giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Em gái tiến sĩ Hiếu, chị Nguyễn Kim Nữ Thảo, hiện đang làm luận án tiến sĩ ở Mỹ. Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn (con trai của giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng) là một nhà điểu học có triển vọng, đồng thời là Phó Chủ nhiệm Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngoài ra, còn có tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lưu Ly (con gái của phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Trung), tiến sĩ Bùi Ngọc Minh (con trai của tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh)...

Tám anh em khoa bảng
. Giáo sư - tiến sĩ khoa học - nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất (người con cả của giáo sư Nguyễn Lân): Người Việt Nam đầu tiên được cựu tổng thống Nga Vladimir Putin phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga năm 2001, hiện đang giảng dạy tại Nhạc viện Novosibirsk, Nga.
. Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (người con thứ hai): Nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
. Giáo sư - tiến sĩ - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng (người con thứ ba): Một trong những nhà khoa học đầu ngành vi sinh vật học, chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học; đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII.
. Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Cường (người con thứ tư): Nghiên cứu viên cao cấp, chuyên gia đầu đàn của bộ môn cổ nhân học; Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, giảng viên Khoa Lịch sử - Đại học Quốc gia Hà Nội.
. Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng (người con thứ năm): Tổng Thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
. Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng (người con thứ sáu): Giảng viên Bộ môn Hệ thống điện - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
. Giáo sư - tiến sĩ - thầy thuốc nhân dân Nguyễn Lân Việt (người con thứ bảy): Viện trưởng Viện Tim mạch, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.
. Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Trung (người con út): Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Nguồn: www.nld.com.vn

XEM CHƯƠNG TRÌNH "KHÁCH CỦA VTV3 TRÒ CHUYỆN VỚI GIÁO SƯ NGUYỄN LÂN DŨNG

Họa sĩ Đặng Ái Việt vẽ chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng bằng trái tim


QĐND Online – 300 bức ký họa về chân dung các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trong cả nước được trưng bày tại triển lãm “Nét vẽ tri ân”, khai mạc ngày 24-7, tại Hà Nội, của nữ họa sĩ Đặng Ái Việt đã để lại ấn tượng sâu sắc với người xem bởi các tác phẩm đã thể hiện sự dung dị, gần gũi, đặc trưng của phụ nữ Việt.
Triển lãm tổ chức nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ, do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Họa sĩ Đặng Ái Việt
Chỉ với một chiếc xe máy Chaly mà họa sĩ Đặng Ái Việt đã đặt dấu chân mình trên khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc, từ vùng Đông Bắc đến đất mũi Cà Mau để thực hiện dự án trong “Chiến lược mỹ thuật” do mình tự đặt ra, đó là cuộc hành trình xuyên Việt để vẽ chân dung các Bà mẹ Việt Nam anh hùng.Ngồi trước mặt chúng tôi là một người phụ nữ nhỏ nhắn, gương mặt thanh tú. Mặc dù đã hơn 60 tuổi nhưng dáng vẻ chị vẫn nhanh nhẹn và toát lên nội lực phi thường. Ngọn lửa đam mê vẽ đề tài về người lính, kháng chiến, Mẹ Việt Nam anh hùng chưa bao giờ tắt trong tâm trí người phụ nữ này. 
Cuộc hành trình kéo dài gần 3 năm (từ tháng 2-2010 đến tháng 6-2012), với biết bao khó khăn, thiếu thốn mà nữ họa sĩ phải đối diện trên đường đi nhưng chị vẫn quyết tâm thực hiện ước nguyện của mình.
Dẫu cuộc sống của họa sĩ Đặng Ái Việt chẳng dư dả gì nhưng chị vẫn tự túc hoàn toàn kinh phí để vượt qua chặng đường 35.600 km của 63 tỉnh, thành, để vẽ 863 bức chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng.
Ở vào độ tuổi mà hầu hết những người phụ nữ cần phải được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, vui vầy bên con cháu thì chị lại chọn cho mình một con đường đi đầy gian nan, thử thách.
Triển lãm thu hút nhiều người xem
Vượt qua suối sâu, đoạn đường khúc khuỷu, lúc lại trèo đèo như những chiến sĩ Trường Sơn năm xưa, họa sĩ Đặng Ái Việt cùng “con ngựa sắt” bon bon trên các chặng đường tìm gặp từng Bà mẹ Việt Nam anh hùng để khắc họa hình ảnh của họ.
Với sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, tâm huyết bằng cả trái tim và nghị lực phi thường, mỗi địa danh chị đặt chân đến, mỗi bức ký họa chị vẽ đều thấm đẫm biết bao mồ hôi, công sức và cả sự hy sinh những lợi ích cá nhân. Họa sĩ Đặng Ái Việt coi mỗi tác phẩm của mình là một món quà gửi tặng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Có một điều mà đến nay họa sĩ Đặng Ái Việt cảm thấy áy náy và tự trách mình chưa hoàn thành nhiệm vụ, đó là khi đặt chân đến địa bàn tỉnh Lào Cai để vẽ ký họa bức chân dung của một Bà mẹ Việt Nam anh hùng cuối cùng trong tỉnh nhưng tiếc thay, chị đã đến muộn, mẹ đã ra đi và chị không hoàn thành trọn vẹn dự án của mình.
Những dòng nhật ký viết vội vàng trên đường đi và trong mỗi lần được gặp nhân vật của mình, nữ họa sĩ Đặng Ái Việt đều ghi lại rất cẩn thận.
Lai Châu, 7-6-2011 (thứ ba)
7 giờ 15 phút rời Mường Lay. Trời mưa. Vẫn là đường nhựa, nhưng nhiều đoạn núi lở, những tảng đá hàng tấn không biết lở lúc nào nhưng vết đất đá vẫn còn mới lắm.
9 giờ đến công trường thủy điện sông Đà, đường ngổn ngang bùn lầy. Tập trung toàn bộ sức lực, cho xe chạy từ từ qua mấy đoạn bùn ngập bánh xe. Xe Chaly và mình ngã ngang giữa dốc. Chân mình va vào bô xe máy bị bỏng rát. Đến nơi, được tin Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, tuy mệt nhưng lòng thanh thản. Lai Châu chỉ còn duy nhất 1 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đến được Mường Tè rồi thì yên tâm nhưng nhớ đoạn quay lại ớn rùng mình.
Lào Cai, 10-6-2011 (thứ sáu)
Sáng nay đến Sở LĐTB&XH tỉnh Lào Cai. Đồng chí Ty – Phó Giám đốc Sở nói:
Bà mẹ cuối cùng của tỉnh chúng tôi đã mất năm 2010. Còn cập nhật của Cục Người có công là đầu quý 4/2010.
Tôi nghe choáng váng. Bỗng rơi lệ, thương mẹ, tức cho mình, nếu năm trước mình ráng lên đây thì đã kịp. Lần này, vượt hàng ngàn cây số, biết bao gian nan trên đường, cố chạy đua với thời gian, với chính mình, vậy mà vẫn không kịp.
Trong số những Bà mẹ Việt Nam anh hùng mà họa sĩ Đặng Ái Việt đã vẽ, hiện giờ người còn, người mất. Có Bà mẹ khi chị vừa vẽ xong và đang trên đường sang tỉnh khác thì có tin báo mẹ đã qua đời. Những tin đó đến với chị như “sét đánh ngang tai”, chị buồn lắm, thương các mẹ lắm nhưng chẳng biết làm thế nào bởi cuộc đời ai cũng phải trải qua giai đoạn “sinh, lão, bệnh, tử”.  
Chiếc xe Chaly đã theo họa sĩ đi khắp các nẻo đường
Trong triển lãm “Nét vẽ tri ân”, những kỷ vật của họa sĩ gắn với các câu chuyện cảm động như đoạn trích “Nhật ký hành trình vẽ Mẹ Việt Nam anh hùng” lưu lại cảm nhận của họa sĩ khi đến với mỗi Bà mẹ; mớ rau má khô do Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Cham ở Hoằng Hóa (Thanh Hóa) tặng họa sĩ; chiếc xe máy Chaly gắn với họa sĩ Đặng Ái Việt trên mỗi chặng đường...khiến người xem xúc động và ai cũng thầm cảm phục tinh thần làm việc phi thường của một người phụ nữ.
Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam 2 lần xác lập chị là nữ họa sĩ vẽ chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất. Các tác phẩm ký họa của chị qua từng chặng đường đã giới thiệu trong 3 cuộc triển lãm ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vào năm 2010, 2011.
“Nét vẽ tri ân” là cuộc triển lãm lần thứ 2 được tổ chức tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Cuộc triển lãm đầu tiên mang tên “Hành trình nét thời gian” được tổ chức năm 2010, nhân kỷ niệm 63 năm ngày thương binh liệt sĩ với hơn 100 bức ký họa chân dung của họa sĩ về các Mẹ. Đó là điểm đánh dấu chặng dừng chân sau hành trình đầu tiên của họa sĩ khi đi qua 24 tỉnh, thành, trong cả nước.
Không chỉ giỏi vẽ tranh ký họa, chị còn sáng tác thơ, văn về Mẹ Việt Nam anh hùng. Chị bảo, có những nét không tả được bằng vẽ thì phải tả bằng thơ. Với chị, thơ, văn, nhạc, họa là những lĩnh vực có sự đan xen, gần gũi với nhau nên có thể kết hợp để làm nổi bật đề tài mà mình theo đuổi.
Họa sĩ Đặng Ái Việt là một chiến sĩ, nghệ sĩ, nguyên là phóng viên của Báo Phụ nữ Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ nên chị thấu hiểu sự mất mát, đau thương mà những Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã trải qua. Bởi thế, trong mỗi tác phẩm của chị đều thấm đẫm sự hy sinh, lòng quả cảm, can trường của những Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Kết thúc cuộc triển lãm này, chị tặng 300 bức tranh cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để trưng bày.
Vẽ đến khi nào không thể vẽ được nữa và chị vẫn tiếp tục theo đuổi đề tài Mẹ Việt Nam anh hùng và chân dung đồng đội đến hơi thở cuối cùng. Xin chúc chị hoàn thành tâm nguyện của mình và cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật đậm tính nhân văn.
Nguồn: www.qdnd.vn
CHƯƠNG TRÌNH "KHÁCH CỦA VTV3" TRÒ CHUYỆN CÙNG HỌA SĨ ĐẶNG ÁI VIỆT

Dự thảo Kế hoạch tổ chức Hội thi Duyên dáng tháng 3

Mời các đồng chí nghiên cứu, đóng góp vào dự thảo và gửi về Thị đoàn trước ngày 12/3/2013 để chỉnh sửa, phát hành.
Trân trọng!
XEM - TẢI VỀ

Kế hoạch phối hợp tổ chức giải bóng đá chào mừng ngày thành lập Đoàn và ngày Thể thao Việt Nam

Thị đoàn Đồng Xoài tổ chức Lễ ra quân "Tháng Thanh niên" năm 2013 và phát động phong trào "Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị"

 Thực hiện Kế hoạch về hành động tháng Thanh niên năm 2013, sáng ngày 05/3/2013 tại Tượng đài chiến thắng thị xã Đồng Xoài, Thị đoàn Đồng Xoài long trọng tổ chức Lễ ra quân “Tháng Thanh niên” năm 2013 và phát động phong trào “Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị”. Về dự buổi lễ có đồng chí Vũ Thanh Ngữ- Phó Bí thư Tỉnh đoàn; đồng chí Đào Thị Lanh – TUV, Trưởng Ban Tuyên giáo Thị ủy, đồng chí Nguyễn Xuân Năm – Trưởng phòng Nội vụ, Phó Ban trực BCĐ CLPTTN thị xã, lãnh đạo các ban ngành,  đoàn thể, đặc biệt là gần 1000 ĐVTN, học sinh trên địa bàn thị xã.
            Đ/c Tạ Thanh Bình - Bí thư Thị đoàn phát biểu tại Lễ ra quân "Tháng Thanh niên" năm 2013 
                         và phát động phong trào "Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị" 

Tháng Thanh niên năm 2013 với chủ đề: "Tuổi trẻ tham gia xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị", là dịp để các bạn đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thị xã nêu cao hơn nữa về nhận thức, lý tưởng cách mạng, truyền thống vẻ vang của dân tộc, lịch sử đấu tranh anh dũng của các thế hệ cha anh đi trước. Luôn phấn đấu học tập, rèn luyện nâng cao năng lực và trình độ của bản thân trên mọi lĩnh vực cửa cuộc sống để có thể đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ mới trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước nói chung và quê hương thị xã Đồng Xoài nói riêng. Bên cạnh đó, trong tháng Thanh niên năm 2013, các cấp bộ Đoàn và đoàn viên, thanh thiếu niên trên địa bàn thị xã tiếp tục thực hiện tốt những chương trình hành động cách mạng, có những việc làm cụ thể, thiết thực thể hiện được hết vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ. Tích cực tham gia các phong trào hoạt động xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự ATGT,.. Qua đó góp phần xây dựng được lớp thanh niên có hoài bão, ước mơ, mục đích và lý tưởng sống tốt đẹp, biết sống vì cộng đồng và xã hội, ứng xử có văn hóa, góp phần xây dựng quê hương thị xã Đồng xoài ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại.


                                     ĐVTN thị xã tham gia diễu hành hưởng ứng phong trào 
                                       "Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị"

                              ĐVTN tham gia bóc, xóa tờ rơi, áp phích quảng cáo tại các trụ điện 
                                               trên các trục đường chính của nội ô thị xã

Sau buổi lễ khai mạc, tất cả đoàn viên thanh niên trên địa bàn thị xã đã hăng hái tham gia diễu hành hưởng ứng phong trào “Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị, ra quân bóc, xóa tờ rơi, áp phích quảng cáo tại các trụ điện trên các trục đường chính của nội ô thị xã.” Hoạt động này đã mang nhiều ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh thiếu niên trên địa bàn thị xã trong việc ứng xử có văn hóa, tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ an toàn giao thông… Là nền tảng, động lực để xây dựng quê hương thị xã Đồng Xoài ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại; đồng thời còn giúp cho cán bộ, đoàn viên thanh thiếu niên trên địa bàn thị xã hiểu hơn về ý nghĩa và trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. 


                                                                                                          Người đăng: Nguyễn Huyền

Thống nhất mẫu huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

          Ban bí thư Trung ương Đoàn đã ra thông báo về việc thống nhất mẫu huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chuẩn trên cả nước, do thời gian qua các cấp bộ Đoàn trên cả nước sử dụng nhiều mẫu huy hiệu không thống nhất, có mẫu sai cả về bố cục lẫn màu sắc.


Mẫu huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh


         Theo đó, mẫu huy hiệu Đoàn chuẩn vẫn được giữ nguyên cấu trúc hình khối theo bản vẽ ban đầu do họa sĩ Huỳnh Văn Thuận thiết kế, có hình tròn với bốn màu: xanh lá, đỏ cờ, vàng và trắng (không màu). Trên nền sọc xanh lá và trắng là hình ảnh một cánh tay nắm chắc lá cờ Tổ quốc đi lên, chạy xung quanh hình tròn lớn là dòng chữ “Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”.

                                                                                                                Nguồn tin: www.tuoitre.vn

Hội LHTN tỉnh phối hợp tổ chức khám và tư vấn tim mạch miễn phí tại Đồng Xoài nhân Tháng Thanh niên năm 2013



               Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Bệnh tim mạch ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tim và các mạch máu, là thủ phạm gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ. Gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến các cơ quan trong cơ thể làm các cơ quan nội tạng bị phá huỷ hoặc thậm chí gây ra chết người. Nếu bị bệnh tim mạch, tim và não có nguy cơ bị ảnh hưởng cao.
Mở đầu chuỗi hoạt động Tháng Thanh niên năm 2013, ngày 27/02/2013 Hội LHTN Việt Namtỉnh Bình Phước đã tổ chức chương trình khám và tư vấn tim mạch miễn phí tại Trạm Y tế phường Tân Xuân – thị xã Đồng Xoài.
Người tham gia chương trình sẽ được khám qua các bước đo chiều cao, cân nặng, phân tích chỉ số hình thể BMI, độ mỡ, đo huyết áp, nhịp tim, điện tâm đồ. Sau đó sẽ được bác sỹ tư vấn miễn phí các vấn đề về sức khỏe tim mạch và nhận quà tặng của nhà tài trợ - nhãn hàng dầu ăn SIMPLY.
Theo kế hoạch, chương trình sẽ được tổ chức tại 12 điểm trên địa bàn các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, thị xã Bình Long, Phước Long và Đồng Xoài. Thời gian tổ chức từ ngày 27/02 đến 10/3/2013.
Tại mỗi điểm, chương trình sẽ khám và tư vấn cho 300 người trong thời gian 01 ngày. (Buổi sáng: từ 8 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút).
Tại cơ sở, Hội LHTN các xã, phường trên địa bàn thị xã Đồng Xoài đã tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tạo điều kiện; phối hợp tốt với trạm Y tế trong công tác chuẩn bị và hỗ trợ tích cực trong công tác tổ chức, thực hiện chương trình.
               Đây là một hoạt động hết sức ý nghĩa của Hội LHTN tỉnh thể hiện tính xung kích của tuổi trẻ trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

---TDDX---

Khu vực tiếp nhận người khám 

Khu vực cân đo các chỉ số cơ bản

Buồng đo điện tim

Bàn khám và tư vấn

Khu vực chờ lượt khám của nhân dân

Kế hoạch liên tịch tổ chức Hội thi "Nghi thức Đội - Chỉ huy Đội giỏi" khối Tiểu học năm học 2012 - 2013