Bộ sưu tập hình ảnh Bác Hồ

Đây là bộ sưu tập khá nhiều hình ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh, được tập hợp vào một file powerpoint.
Kèm theo hình ảnh là tóm tắt tiểu sử và một số câu nói nổi tiếng của Người.
Mời bạn tải về tại đây.

Thông báo giao chỉ tiêu học bổng "HSSV vượt khó học giỏi" năm 2013

(Mời bạn click vào hình ảnh trên để xem nội dung Thông báo)
Tải mẫu đơn xin học bổng tại đây

Thông báo triệu tập hội viên tham gia tập huấn, sát hạch chuẩn bị tham gia trại HLV cấp I trung ương


(Click vào hình ảnh để xem thông báo)

Tài liệu tham gia Hội trại "Chung dòng sông Bé"


Từ năm 2010, hai năm một lần Hội LHTN tỉnh Bình Phước phối hợp với Hội LHTN tỉnh Bình Dương tổ chức trại rèn luyện cán bộ Hội, trại "Chung dòng sông Bé", nhằm chuẩn bị trước một bước cho đội ngũ HLV của tỉnh tham gia trại HLV cấp I trung ương cụm miền Đông Nam bộ.
Để trở thành một HLV, cán bộ Hội phải có kiến thức, kỹ năng về nhiều mặt của công tác Hội và sức khỏe để tham gia các hoạt động dày đặc trong thời gian từ 4 đến 7 ngày liên tục.
Ai đã từng một lần tham gia trại rèn luyện này sẽ biết rõ gian khổ đến mức nào.
Và lẽ đương nhiên, càng gian khổ thì thành công càng đáng nhớ!
Bộ tài liệu dưới đây được tổng hợp từ nhiều nguồn phục vụ cho anh em cán bộ Hội của thị xã Đồng Xoài tham gia trại "Chung dòng sông Bé" năm 2012. Xin gửi đến tất cả những ai yêu thích kỹ năng.
Cuối cùng, xin các bạn nhớ rằng: Trở thành HLV cấp I trung ương không phải là mục đích cuối cùng mà điều quan trọng là phải ứng dụng được vào trong thực tiễn.
Tải về tài liệu kiến thức tại đây.
Tải về tài liệu kỹ năng tại đây.
-Nhật Linh-

Phóng sự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ thị xã Đồng Xoài năm 2013 trên BPTV

Xin mời bạn click vào đây để xem phóng sự trên website của BPTV.

Album: Tổ Quốc Nhìn Từ Biển

Tổ Quốc Nhìn Từ Biển - Various Artists

Năm phát hành: 2011
Số bài hát: 19
Bộ đôi album Tổ Quốc nhìn từ biển của 2 nhạc sĩ Quỳnh Hợp (biên tập âm nhạc Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, giảng viên sáng tác nhạc viên TPHCM) và đại tá, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn (phó giám đốc Bệnh Viện 175 - Bộ Quốc Phòng) ra mắt kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 – 23/10/2011).
Nguồn: mp3.zing.vn



Powerpoint nhạc sinh hoạt tập thể theo chủ đề

Trong hoạt động Đoàn - Đội, các bài hát sinh hoạt tập thể đóng vai trò rất quan trọng. Chúng có thể được sử dụng để làm nóng không khí buổi sinh hoạt hoặc kết hợp với các trò chơi nhỏ, giải tỏa căng thẳng...
Thị đoàn Đồng Xoài xin gửi đến các bạn tài liệu nhạc sinh hoạt tập thể theo chủ đề do thầy Trương Đình Du, giáo viên trường Đoàn Lý Tự Trọng cung cấp.

Các bài hát theo từng chủ đề đã được lồng ghép vào trang trình chiếu Powerpoint kèm theo lời để thuận lợi cho mọi người cùng hát, cùng tham gia.
Mời các bạn click vào từng chủ đề để tải về sử dụng.
Hy vọng tài liệu này sẽ có ích đối với các bạn.
Trân trọng kính chào!
(File này đã được nén lại bằng WinRar, dung lượng từ 30MB đến khoảng 70MB. Tốc độ tải về NHANH hay CHẬM tùy vào chất lượng mạng internet của các bạn. Hãy kiên nhẫn một chút nhé!)

1. Chủ đề: LÀM QUEN
2. Chủ đề: SINH HOẠT TẬP THỂ
3. Chủ đề: LỬA TRẠI
4. Chủ đề: CHIA TAY

Thông báo tạm ngưng triển khai đề án trồng cây lâm nghiệp

(Hãy click vào hình ảnh trên để xem nội dung văn bản)

Tấm lòng của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sỹ

Tổ quốc ta suốt chiều dài hơn bốn ngàn năm là lịch sử chống giặc ngoại xâm, trong đó ghi dấu công lao của những người con nước Việt đem xương máu bảo vệ độc lập. Lịch sử đó đã hun đúc nên đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”...
Kế thừa truyền thống ngàn đời của dân tộc, Bác đúc kết đạo lý đó thành một trong những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh. Suốt 24 năm trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Bác đã cùng Chính phủ thế chế hóa tư tưởng đó thành văn bản pháp quy của Nhà nước đối với thương binh, liệt sỹ; đồng thời, Người là một tấm gương sáng thể hiện tấm lòng biết ơn các thương binh, liệt sỹ.
Ngay từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước đang cảnh thù trong, giặc ngoài, Bác vẫn nghĩ đến công ơn của các thương binh, liệt sỹ. Trong bức thư của Bác đăng trên báo Cứu quốc ngày 07/01/1946, Người viết: “Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những liệt sỹ đã hy sinh tính mệnh cho nền Tự do, Độc lập, Thống nhất của nước nhà - hoặc trong thời kỳ cách mạng, hoặc trong thời kỳ kháng chiến, tôi gửi lời chào thân ái đến các gia đình liệt sỹ và tôi nhận các con liệt sỹ làm con nuôi của tôi ”.
Tấm lòng của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sỹ
Bác dâng hương, đặt vòng hoa trước Tượng đài liệt sỹ tại thủ đô Hà Nội (31/12/1954). Ảnh tư liệu
Năm1946, Bác đã cùng Trung ương chỉ đạo thành phố Hà Nội thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam để giúp đỡ TBLS. Ngày 17/11/1946, Hội tổ chức lễ “Mùa đông binh sỹ”. Tại buổi lễ ra mắt của hội, Bác đã tặng chiếc áo rét Bác đang mặc, chiếc áo lụa và 1 tháng lương và đề nghị Chính phủ chọn một ngày để tỏ lòng biết ơn các TBLS.
Hội nghị Chính phủ vào tháng 6/1947, tổ chức tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã chọn ngày 27/7 hàng năm làm ngày TB-LS. Bác viết thư kêu gọi đồng bào giúp đỡ TB-LS đăng trên Báo Vệ Quốc quân số 11 ra ngày 27/7/1947, bức thư có đoạn viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù? Đó là những chiến sỹ mà nay một số đã thành ra thương binh. Tôi kêu gọi đồng bào phải biết ơn, nhường cơm, sẻ áo giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.
Kỷ niệm ngày 27/7 đầu tiên (1947), Bác viết thư căn dặn Ban tổ chức: “Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào…Vì vậy Tổ quốc và đồng bào phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy. Ngày 27/7 là dịp để đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái, thương mến thương binh. Tôi xung phong gửi một chiếc áo lụa mà chị em phụ nữ biếu tôi, 1 tháng lương của tôi và các nhân viên tại Phủ Chủ tịch cộng lại là 1 127 đồng …”
Ngày 16/1/1947, Bác ký Sắc lệnh số 20/SL quy đinh chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tử tuất. Ngày 03/10/1947, Bác ký Sắc lệnh thành lập Bộ Thương binh - Cựu binh (tiền thân Bộ LĐ-TB&XH ngày nay) để chuyên trách chăm lo công việc trọng đại này.
Tấm lòng của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sỹ
Bác thăm Trại điều dưỡng thương binh tại Bắc Ninh. Ảnh tư liệu
Về phần mình Bác là tấm gương tiêu biểu biết ơn thương binh, liệt sỹ. Khi biết tin bác sỹ Vũ Đình Tụng là người trực tiếp khâu mổ vết thương cho các thương binh, chiến sỹ bảo vệ thành Hà Nội, có con trai là Vũ Đình Tín đã hy sinh trong những ngày Tổng khởi nghĩa, lại hay tháng chạp năm 1946, trong những ngày làm việc gần như kiệt sức, một thương binh rất nặng được chuyển vào viện nhưng miệng vẫn tươi cười; qua nụ cười bác sỹ Tụng nhận ra chiếc răng khểnh của đứa con trai mình, đó là anh Vũ Chí Thành và ông đã cắn răng dấu nỗi đau để thực hiện ca mổ; nhưng do vết thương quá nặng anh Vũ Chí Thành đã hy sinh, thì từ chiến khu Việt Bắc, Bác đã viết bức thư vô cùng xúc động:
Thưa Ngài!
Tôi được báo cáo rằng: Con trai của Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên, thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Những cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. Ngài đem món quà quý báu nhất là con của mình sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây chắc Ngài sẽ thêm sức giúp việc kháng chiến bảo vệ nước nhà, thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng.
Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng.
(Tháng Giêng năm 1947, Hồ Chí Minh)
Từ khi có Ngày TBLS, năm nào Bác cũng gửi thư và quà cho thương binh và gia đình liệt sỹ. Kỷ niệm ngày TBLS 27/7/1948, Bác gửi thư cho thương binh, gia đình liệt sỹ, trong đó có đoạn: “Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay bố mẹ họ mất một người con yêu quý. Vợ trẻ trở nên bà góa. Con dại trở nên mồ côi. Trên bàn thờ gia đình thêm môt linh bài liệt sỹ. Tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sỹ sẽ không thể tái sinh”.
Tấm lòng của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sỹ
Bác thăm hỏi, động viên chiến sĩ
Năm 1949, Bác gửi một số khăn mặt, áo quần, 1 tháng lương là 1000 đồng. Năm 1951 Bác tặng một số bộ quần áo. Năm 1952, Bác gửi 1 tháng lương, 2 phiếu công trái quốc gia (1 phiếu tương đương 1 tấn thóc). Năm 1953, Bác gửi 1 tháng lương và 30 chiếc khăn tay. Năm 1954, Bác gửi 1 tháng lương 45000 đồng và 30.000 đồng do 1 Việt kiều ở Trung Quốc tặng Bác…
Ngày 31/12/1954, Tượng đài liệt sỹ Hà Nội khánh thành, Bác cùng các đồng chí: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đến đặt vòng hoa. Trước Đài liệt sỹ hương trầm nghi ngút, Bác bùi ngùi, xúc động ứa nước mắt. Đồng chí Phạm Văn Đồng thay mặt Bác đọc lời điếu của Người:
“… Máu nóng của các liệt sỹ đã nhuộm lá quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm của các liệt sỹ sẽ muôn đời lưu truyền sử xanh.
Một nén hương thành!
Vài lời an ủi!
Anh linh của các liệt sỹ bất diệt…”
Trước lúc đi xa, trong di chúc của Người còn dặn: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh… đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sỹ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thi chính quyền xã và hợp tác xã nông nghiệp), phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét…”.
Tư tưởng và tình cảm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với TBLS đã được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thấm nhuần sâu sắc, thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa. Đồng thời noi gương hy sinh anh dũng của những người con trung hiếu, chúng ta đã đạp bằng khó khăn, anh dũng chiến đấu đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành Độc lập, Tự do cho dân tộc, thống nhất tổ quốc, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Nguồn: baohatinh.vn

Tài liệu tuyên truyền về biển đảo


TÀI LIỆU PHỤC VỤ
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN, ĐẢO
I- VỀ CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982
   Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, còn gọi là Công ước Luật biển hay Hiệp ước Luật biển, là một hiệp ước quốc tế được hình thành trong Hội nghị về luật biển của Liên hợp quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 được tổ chức tại New York (Hoa Kỳ). Với hơn 160 nước tham gia, Hội nghị kéo dài đến năm 1982 mới hoàn chỉnh dự thảo Công ước, các nước bắt đầu tham gia ký kết. Từ ngày 16 tháng 11 năm 1994, Công ước chính thức có hiệu lực.
Nội dung Công ước bao gồm một loạt điều khoản. Những điều khoản quan trọng nhất quy định về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo, và các chế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán thềm lục địa, khai khoáng lòng biển sâu, chính sách khai thác, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, và dàn xếp các tranh chấp.
Công ước quy định giới hạn cho các vùng khu vực, tính từ đường cơ sở được định nghĩa rõ ràng. Bao gồm:
- Nội thủy: Bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở (phía đất liền). Tại đây, quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong các vùng nội thủy.
- Lãnh hải: Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều rộng12 hải lý. Tại đây, quốc gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền "qua lại không gây hại" mà không cần xin phép nước chủ. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám không được xếp vào dạng "không gây hại". Nước chủ cũng có thể tạm thời cấm việc "qua lại không gây hại" này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh.
- Vùng nước quần đảo: Công ước đưa ra định nghĩa về các quốc gia quần đảo, cũng như định nghĩa về việc các quốc gia này có thể vẽ đường biên giới lãnh thổ của mình như thế nào. Đường cơ sở được vẽ giữa các điểm ngoài cùng nhất của các đảo ở ngoài cùng nhất, đảm bảo rằng các điểm này phải đủ gần nhau một cách thích đáng. Mọi vùng nước bên trong đường cơ sở này sẽ là vùng nước quần đảo và được coi như là một phần của lãnh hải quốc gia đó.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại đây, nước chủ có thể vẫn thực thi luật pháp của mình đối với các hoạt động như buôn lậu hoặc nhập cư bất hợp pháp.
- Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm.
- Thềm lục địa: là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa, hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.
Cùng với các điều khoản định nghĩa các ranh giới trên biển, Công ước còn quy định các nghĩa vụ tổng quát cho việc bảo vệ môi trường biển và bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học trên biển. Công ước cũng tạo ra một cơ chế pháp lý mới cho việc kiểm soát khai thác tài nguyên khoáng sản tại các lòng biển sâu nằm ngoài thẩm quyền quốc gia, được thực hiện thông qua Ủy ban đáy biển quốc tế.
Các nước không có biển được quyền có đường ra biển mà không bị đánh thuế giao thông bởi các nước trên tuyến đường nối với biển đó.
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển bắt đầu ký từ 10 tháng 12 năm 1982. hiệu lực từ 16 tháng 11 năm 1994.
Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ năm đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
II. VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN THEO CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN NĂM 1982
Nằm ven Biển Đông và là một trong những quốc gia có bờ biển dài trong khu vực (khoảng 3260 km), theo các quy định của Công ước Luật biển 1982, Việt Nam được mở rộng chủ quyền, các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán của mình ra các vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 1 triệu km2.. Việc mở rộng này đã làm xuất hiện những vùng biển và thềm lục địa chồng lấn cần phải được phân định với các nước láng giềng. Là thành viên Công ước Luật biển 1982, Việt Nam có nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp này theo các quy định của Công ước.
Ngay từ khi Công ước Luật biển 1982 còn đang được thương lượng, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Phạm vi các vùng biển của Việt Nam theo Tuyên bố này hoàn toàn phù hợp với các quy định sau này của Công ước Luật biển 1982. Liên quan đến phân định các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng, Tuyên bố năm 1977 đã quy định rõ như sau:
 “Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên”.
Quan điểm này tiếp tục được khẳng định lại trong Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ngày 12/11/1982 cũng như Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội Việt Namkhi phê chuẩn Công ước Luật biển năm 1982.
Với việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của các quốc gia ven biển trên cơ sở Công ước Luật biển năm 1982, Việt Nam có các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn với các nước láng giềng trong khu vực Biển Đông. Đến nay, Việt Nam đã thông qua đàm phán giải quyết được vấn đề phân định ranh giới thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với Thái Lan (Hiệp định ký ngày 9/8/1997, có hiệu lực từ 26/02/1998); phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (Hiệp định ký ngày 25/12/2000, có hiệu lực từ 30/6/2004), phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a (Hiệp định ký ngày 26/6/2003, có hiệu lực từ 29/5/2007).
Thực hiện nghĩa vụ của những quốc gia ven biển theo các quy định liên quan của Công ước Luật biển năm 1982, Việt Nam tiến hành khảo sát khoa học để xây dựng hồ sơ xác định ranh giới ngoài thềm lục địa đối với các khu vực vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng có thể tiến hành trao đổi, phối hợp với các nước liên quan khảo sát, xây dựng hồ sơ báo cáo chung về các khu vực thềm lục địa chồng lấn bên ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải của mỗi bên, để có thể kịp thời gửi báo cáo (sơ bộ hoặc đầy đủ) về hồ sơ liên quan đến thềm lục địa vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải của quốc gia ven biển lên Uỷ ban ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp quốc trước ngày 13/5/2009 theo quy định chung. Phù hợp với các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 và điều kiện tự nhiên của đáy và lòng đất dưới đáy ở Biển Đông, ngày 06/5/2009 Việt Nam và Ma-lai-xi-a cùng nhau nộp Báo cáo chung về Ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý liên quan đến hai nước và ngày 07/5/2009 Việt Nam đã nộp Báo cáo về Ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý ở khu vực biển phía Bắc. Đồng thời Việt Nam cũng đã bày tỏ sẽ tiếp tục nộp Báo cáo về khu vực giữa Biển Đông. Trong các ngày 27 và 28/8/2009, Việt Nam đã trình bày hai Báo cáo này tại Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc, đồng thời đề nghị Uỷ ban thành lập các Tiểu ban để xem xét Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo đúng các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 cũng như Quy tắc hoạt động của Uỷ ban, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ chính đáng của quốc gia ven biển.
III- TUYÊN BỐ VỀ ỨNG XỬ CỦA CÁC BÊN Ở BIỂN ĐÔNG NĂM 2002 GIỮA ASEAN VÀ TRUNG QUỐC (DOC)
Chính phủ các nước thành viên ASEAN và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;
KHẲNG ĐỊNH lại quyết tâm củng cố và phát triển tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân và Chính phủ các nước này nhằm thúc đẩu mối quan hệ đối tác láng giềng tốt và tin cậy lẫn nhau hướng tới thế kỷ 21;
NHẬN THẤY sự cần thiết phải thúc đẩy môi trường hoà bình, hữu nghị và hoà hợp tại biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc để tăng cường hoà bình, ổn định, tăng trưởng kinh tế và phồn vinh ở khu vực;
CAM KẾT phát huy những nguyên tắc và mục tiêu nêu trong Tuyên bố chung năm 1997 của Những người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ các nước thành viên ASEAN và Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;
MONG MUỐN thúc đẩy các điều kiện thuận lợi để giải quyết hoà bình và lâu bền những bất đồng và tranh chấp giữa các quốc gia liên quan;
NAY TUYÊN BỐ như sau:
1. Các bên khẳng định lại cam kết đối với những mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Hiệp ước thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, Năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế, là những quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia.
2. Các bên cam kết tìm ra những phương cách để tạo dựng sự tin cậy và lòng tin phù hợp với các nguyên tắc nêu trên và trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
3. Các bên khẳng định lại sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hàng hải và quyền tự do bay ngang qua vùng trời phía trên Biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
4. Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hoà bình, không đe doạ sử dụng hay sử dụng vũ lực, thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
5. Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hoà bình và ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng;
Trong khi chờ đợi có giải pháp hoà bình cho các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán, các bên liên quan cam kết tăng cường các nỗ lực trên tinh thần hợp tác và hiểu biết nhằm tìm ra các phương cách xây dựng sự tin cậy và lòng tin giữa các bên, bao gồm;
a. Khi thích hợp, tiến hành đối thoại và trao đổi ý kiến giữa các quan chức quân sự và quốc phòng của các bên có liên quan;
b. Bảo đảm đối xử nhân đạo và công bằng đối với tất cả mọi người gặp nguy hiểm hay lâm nạn;
c. Tự nguyện thông báo cho các bên liên quan khác về tập trận quân sự chung/hỗn hợp sắp diễn ra;
d. Tự nguyện trao đổi thông tin thích hợp.
6. Trong khi chờ đợi có giải pháp toàn diện và lâu dài cho tranh chấp các bên liên quan có thể thăm dò hoặc tiến hành các hoạt động hợp tác. Các hoạt động này có thể bao gồm:
a. Bảo vệ môi trường biển;
b. Nghiên cứu khoa học biển;
c. An toàn hàng hải và liên lạc trên biển;
d. Các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn;
e. Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực buôn lậu ma tuý, cướp biển và cướp có vũ trang trên biển, và buôn lậu vũ khí.
Các thể thức, phạm vi và địa điểm liên quan đến các hợp tác phải được các bên liên quan nhất trí trước khi thực hiện.
7. Các bên liên quan sẵn sàng tiếp tục các cuộc tham khảo ý kiến và đối thoại về các vấn đề liên quan thông qua những thể thức được các bên nhất trí, kể cả việc tiến hành các cuộc tham khảo ý kiến thường xuyên về việc tuân thủ Tuyên bố này, nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ láng giềng tốt và tính minh bạch, tạo dựng sự hòa hợp, hiểu biết lẫn nhau và hợp tác; và tạo điều kiện giải quyết hoà bình các tranh chấp giữa các bên.
8. Các bên cam kết tôn trọng những điều khoản của Tuyên bố này và tiến hành những hành động phù hợp với những điều khoản đó.
9. Các bên khuyến khích các nước khác tôn trọng các nguyên tắc được nêu trong Tuyên bố này.
10. Các bên liên quan khẳng định lại việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông sẽ thúc đẩy hơn nữa hoà bình và ổn định ở khu vực và đồng ý, trên cơ sở đồng thuận, phấn đấu đạt mục tiêu trên.
Làm vào ngày mùng 4/11/2002 tại Phnôm Pênh, Vương quốc Cam-pu-chia.
IV- CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAMĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn, san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 150 45’Bắc - 170 15’Bắc và kinh độ 1110Đông -1130Đông trên vùng biển rộng 30.000 km2 , cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo khoảng 8 km2 và đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất khoảng 1,5 km2 .
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý và cách Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý. Quần đảo trải dài từ 6o00’ vĩ Bắc - 12o vĩ Bắc, từ kinh độ 111o00’Đông - 117o00’Đông trong vùng biển khoảng 410.000 km2. Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng 11km2. Về số lượng đảo theo thống kê của Vụ Biển thuộc Ban Biên giới Chính phủ năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi; không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính).
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được người Việt khai thác từ rất sớm, gọi chung một tên nôm là Bãi cát Vàng. Vào nửa thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức “Đội Hoàng Sa” lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phú Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thâu lượm hàng hoá, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quí hiếm. Chúa Nguyễn lại tổ chức thêm đội “Bắc Hải” lấy người thôn Tư Chính hoặc xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra quần đảo Trường Sa với cùng nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. Các hoạt động này được ghi nhận trong nhiều tài liệu lịch sử như: “Toản tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá tự Công Đạo (1686), “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776), “Lịch triều Hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (1821), “Đại Nam thực lục tiền biên” (1844 - 1848), “Đại Nam thực lục chính biên” (1844 - 1848), “Đại Nam nhất thống chí” do Quốc sử triều Nguyễn biên soạn (1910), Dư địa chí “Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ”, “Quốc triều chính biên toát yếu” (1910). Đồng thời hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các hoạt động của triều đình phong kiến Việt Nam  được nhắc đến trong các tác phẩm nước ngoài như: Nhật ký Batavia (1936), Hải ngoại ký sự (1696), An Nam đại quốc hoạ đồ (1838)...
Thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam, trên cơ sở đại diện cho triều đình phong kiến An Nam, Pháp đã có nhiều hành động củng cố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa bằng việc tiến hành tuần tra, kiểm soát và đưa quân ra chiếm đóng các đảo. Ngày 21/12/1933, Thống đốc Nam Kỳ J.krautheiner ra Nghị định số 4762 sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ). Ngày 30/3/1938, Hoàng đế Bảo Đại ra Dụ số 10 (ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 13) tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi đặt vào tỉnh Thừa Thiên. Ngày 15/6/1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié ra Nghị định số 156 thành lập một đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa, tỉnh Thừa Thiên. Trong năm 1938, Pháp đã tiến hành đặt bia chủ quyền ở đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc quần đảo Hoàng Sa, trên cột mốc có ghi dòng chữ: “Cộng hoà Pháp, Đế quốc An Nam, quần đảo Hoàng Sa – 1816, đảo Hoàng Sa (Pattle). Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Pháp quay trở lại Hoàng Sa. Ngày 08/3/1949, Pháp công nhận độc lập thống nhất của Việt Namvà ngày 14/10/1950, Pháp chính thức trao việc phòng thủ quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam. Ngày 6/9/1951, tại Hội nghị San Prancisco, ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã chính thức tuyên bố và khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo: “Và cũng vì cần phải lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Spratlys và Paracels, tạo thành một phần của Việt Nam”.
Tiếp đó chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã đóng quân trên hai quần đảo, đảm nhiệm việc quản lý hai quần đảo theo đúng trách nhiệm mà Hiệp định Geneve năm 1954 về Việt Nam trao cho quản lý tạm thời nửa nước Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào trong khi chờ đợi thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do. Tháng 4/1956, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã đưa quân ra thay thế quân Pháp trên các đảo thuộc nhóm phía Tây thuộc quần đảo Hoàng Sa và trong khi chưa kịp triển khai trên các đảo thuộc nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa thì Trung Quốc đã bí mật ra chiếm đóng nhóm đảo này. Tháng 1/1974, Trung Quốc dùng không quân và hải quân đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa  của Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã tố cáo Bắc Kinh vi phạm chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14/02/1975, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn công bố Sách trắng về các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.  
Tháng 4/1975, Hải quân nhân dân Việt Namgiải phóng các đảo Trường Sa, Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Sinh Tồn, An Bang do quân đội Việt Nam Cộng hoà đóng giữ.
Ngày 2/7/1976, nước Việt Nam thống nhất dưới tên gọi là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với tư cách thừa kế quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; trong đó đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến hai quần đảo này như: Trong Hiến pháp 1980, 1992, Luật biên giới quốc gia năm 2003, Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày 12/11/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt nam, Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ Việt Nam. Trong các năm 1979, 1981, 1988, Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà XHCN Việt Nam công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các tài liệu này đã chứng minh một cách rõ ràng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo trên tất cả các khía cạnh: Lịch sử - Pháp lý và thực tiễn quốc tế.
Xuất phát từ nhu cầu quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ngày 9/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và tổ chức quần đảo Trường Sa thành huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 28/12/1982, tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá VII đã ra Nghị quyết tách huyện đảo Trường Sa ra khỏi tỉnh Đồng Nai và sát nhập vào tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hoà). Ngày 6/11/1996, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX ra Nghị quyết tách huyện đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, sát nhập vào thành phố Đà Nẵng.
Lập trường của Việt Nam là chiếm hữu thật sự hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất từ thế kỷ XVII khi nó chưa thuộc chủ quyền bất cứ quốc gia nào và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thật sự chủ quyền của mình một cách liên tục và hoà bình cho đến khi nó bị nước ngoài dùng vũ lực xâm chiếm.
Cho đến nay, Việt Nam đang thực sự quản lý 21 đảo, đá và bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa, không ngừng củng cố và phát triển cơ sở vật chất và đời sống kinh tế - xã hội nhằm xây dựng huyện đảo trở thành đơn vị hành chính ngang tầm vị trí, vai trò của huyện đảo trong hệ thống hành chính của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Đối với quần đảo Hoàng Sa mặc dù đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép hoàn toàn từ năm 1974, nhưng căn cứ vào lịch sử và luật pháp quốc tế, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam khẳng định Hoàng Sa trước sau như một là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam, từ thế hệ này đến thế hệ khác, bằng mọi giải pháp, quyết tâm đấu tranh giành lại chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa thân yêu của dân tộc./.
BAN TUYÊN GIÁO
 UỶ BAN TRUNG ƯƠNG
 MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM


Hướng dẫn đoàn viên về sinh hoạt tại nơi cư trú

Đại hội cháu ngoan Bác Hồ và Diễn đàn trẻ em năm 2013

Tối ngày 15/7/2013 tại Hội trường Khối vận Thị xã, UBND thị xã Đồng Xoài long trọng tổ chức Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” thị xã năm 2013.
Tới dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Phạm Quốc Minh - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, đồng chí Lê Hải Đăng - UV. BTV Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban ngành và 80 đội viên, thiếu niên, nhi đồng xuất sắc đại diện cho hơn 14.000 thiếu niên, nhi đồng các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã.
Các đồng chí lãnh đạo thị xã tham dự Diễn đàn Trẻ em năm 2013
Tại Đại hội lần này các em đã báo công lên Đảng, Bác Hồ, các cô chú lãnh đạo và toàn thể Đại hội những thành tích tiêu biểu của công tác Đội và phong trào thiếu nhi thị xã trong hai năm học 2011-2012 và 2012-2013. Đồng thời, trao phần thưởng, giấy chứng nhận đại biểu cháu ngoan Bác Hồ từ Thị đoàn, Phòng LĐTB&XH thị xã, Quỹ “Tiếp bước cho em đến trường” thị xã Đồng Xoài năm 2013 cho những thành tích trong học tập và công tác Đội mà các em đạt được trong hai năm học vừa qua.
Hiện nay thị xã Đồng Xoài có trên 10.500 đội viên và gần 4.000 nhi đồng đang tham gia sinh hoạt ở 313 chi đội tại 22 Liên đội Tiểu học và Trung học cơ sở. Trong 02 năm học 2011 – 2012, 2012 – 2013 cùng với những phong trào Nghìn việc tốt, vòng tay bè bạn, đôi bạn cùng tiến,… đã có 1.190 đôi bạn cùng tiến, 101 câu lạc bộ học tập, sở thích. Các Liên đội thường xuyên phát động nhiều phong trào thi đua học tập sôi nổi như “Tuần học tốt”, “Hoa điểm 10” chào mừng các ngày lễ lớn như 20/11, 26/3... Kết quả trong hai năm học 2011-2012 và 2012-2013 đạt được gần 3.900 tuần học tốt và hơn 185.000 hoa điểm 10.
Tổ chức Đội từ thị xã đến các xã, phường đã trao tặng được 3.000 phần quà trị giá gần 300 triệu đồng cho các bạn vượt khó học tốt vào dịp khai giảng đầu năm học, Tết nguyên Đán,… 22/22 liên đội đều có quỹ vì bạn nghèo. Phát động phong trào Kế hoạch nhỏ, thu gom vỏ lon, giấy báo… kết quả thu được gần 70 triệu đồng.  Các Liên đội còn tổ chức được 200 ngày “Thứ 7 tình nguyện”, “Chủ nhật xanh”, dọn vệ sinh lớp học, sân trường, khu vực xung quanh trường. Phong trào này đã thu hút hơn 45.000 lượt đội viên tham gia.
Các đại biểu được tuyên dương tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ thị xã năm 2013
Không dừng lại ở đó, các hoạt động phong trào như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hội thi, hội diễn đều được các bạn tham gia tích cực và đông đảo như: cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng” các cấp với hơn 150 sản phẩm, có 36 sản phẩm tham gia vòng chung khảo cấp thị và chọn ra 24 sản phẩm chất lượng gửi về BTC cuộc thi cấp tỉnh, khối TH&THCS có 7 sản phẩm lọt vào vòng chung khảo cấp tỉnh...
100% các liên đội tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”. Năm học vừa qua Hội đồng Đội thị xã đã tham mưu cho BTV Thị đoàn tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” thị xã năm 2013, trao 22 chiếc xe đạp, 44 suất học bổng trị giá gần 42 triệu đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Trong năm học tổ chức Đội từ thị xã đến cơ sở đã tham mưu cho lãnh đạo, vận động sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân và học sinh trao tặng hơn 250 suất học bổng, gần 2.700 phần quà trị giá khoảng 450 triệu đồng.
Trong chương trình Diễn đàn trẻ em có 120 em học sinh đại diện cho hơn 14.000 thiếu nhi trên địa bàn thị xã tham gia. Với chủ đề “Điều em muốn nói” các em được tham gia đóng góp ý kiến tập trung vào 04 nhóm nội dung đó là:  “Trẻ em với quyền được học tập”“Trẻ em với quyền được chăm sóc sức khỏe”“Trẻ em với quyền được vui chơi, giải tr픓Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”.
Tại Diễn đàn nhiều đại biểu thiếu nhi băn khoăn về chế độ chính sách đối với trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em dân tộc thiểu số. Các em mong muốn các bạn thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn sống ở vùng xa, vùng sâu có cơ hội được học tập, được các cấp các ngành, các cô chú lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt để các bạn được học tập, vui chơi, được phát triển toàn diện về trí tuệ và tinh thần.
Bên cạnh đó các đại biểu cũng trăn trở về tình trạng dạy thêm, học thêm trên địa bàn hiện nay dẫn đến nhiều bạn phải tham gia học tập quá nhiều từ các lớp nâng cao đến năng khiếu. Ngoài ra các đại biểu còn thảo luận về tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, chế độ chính sách, việc khám chữa bệnh còn chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ em và nhân dân...
Qua các ý kiến của đại biểu, các đồng chí lãnh đạo các ban ngành thị xã đã trực tiếp trả lời các câu hỏi liên quan đến các nhóm quyền và được đại biểu đồng tình hưởng ứng. Kết thúc Diễn đàn em Mạc Thảo Ngọc đại diện học sinh tham gia Diễn đàn đã trao thông điệp của các em cho lãnh đạo UBND thị xã. Đây là những lời gửi gắm và mong muốn của các em đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể từ thị xã đến các xã, phường hãy luôn quan tâm, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em bằng cả trái tim.
Ngày 16/7, các đại biểu tham gia Đại hội được Ban chỉ đạo hè thị xã tổ chức đi tham quan tại Đầm Sen, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Hằng
         

Thông báo triệu tập TPT Đội tham dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ năm 2013

Kế hoạch phối hợp tổ chức giải bóng đá U10 năm 2013

Kế hoạch tổ chức Liên hoan nghệ thuật thiếu nhi "Tiếng hát hoa phượng đỏ" năm 2013

Thông báo triệu tập đại biểu tham dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ cấp tỉnh