Bác Hồ người cho em tất cả
Sáng tác: Hoàng Long - Hoàng Lân
Nhạc sĩ Hoàng Long và nhạc sĩ Hoàng Lân là anh em sinh đôi, sinh ngày 18/6/1942 tại thị xã Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), người anh - Hoàng Long cất tiếng chào đời trước Hoàng Lân 15 phút. Sinh tại Vĩnh Yên nhưng từ nhỏ đến lớn, họ sống ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) trong hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt: bố mất sớm từ khi Hoàng Long - Hoàng Lân mới 10 tháng tuổi; mẹ dạy học, rồi đi bước nữa, 2 anh em ở với bà nội cho đến khi khôn lớn.
Từ những ca khúc thành công đầu tiên khi họ mới 17 tuổi, đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, đến những sáng tác gần đây nhất, đã nói lên một chặng đường lao động nghệ thuật liên tục, bền bỉ của hai anh em, một ý chí và nghị lực vươn lên trong điều kiện khó khăn riêng tư hiếm có của họ.
Có những bài Hoàng Long viết, Hoàng Lân tham gia thên và ngược lại. Cũng có những bài, một trong hai người hình thành chủ đề âm nhạc đầu tiên, rồi người kia tiếp tục phát triển cho hoàn chỉnh cả bài Sau này, có một số bài do một người viết song vẫn liên danh ký tên chung.
Từ năm 1959, trên làn sóng Đài phát thanh TNVN đã đều đặn giới thiệu những ca khúc của Hoàng Long - Hoàng Lân. Một trong những sáng tác đầu tiên khá thành công là bài "Em đi thăm miền Nam" (1959). Bài hát gây được tiếng vang lớn và phổ biến rộng rãi trong nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam.
Từ khi còn là học sinh phổ thông, Hoàng Long - Hoàng Lân đã tìm đến âm nhạc với niềm say mê và tinh thần cần cù tự học. Những năm đầu tiên, các nhạc sĩ đã sáng tác một số ca khúc dành cho thanh niên như: Ngọn lửa nhiệt tình lao động, Nếu bạn muốn tìm tôi, Cô giáo vùng cao... Sau này, càng ngày hai nhạc sĩ càng bộc lộ rõ thiên hướng sáng tác cho tuổi thơ.
Một số sáng tác tiêu biểu của 2 ông: - Nếu bạn muốn tìm tôi - Cô gái vùng cao - Em đi thăm miền Nam (1959) - Đi học về (1961) - Lái xe hơi (1961) - Bác Hồ - người cho em tất cả (1975) - Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (1978) - Mèo con đi học (1982) - Thật là hay (1982) - Mùa hè ước mong (1982) - Bác đưa thư vui tính - Cùng múa hát dưới trăng - Đàn cá dưới chân nhà sàn(1983) - Hát ở trại hè quốc tế (1983 ....
Cho ánh nắng ban mai là những sớm bình minh.
Cho những đêm trăng đẹp là chị Hằng tươi xinh.
Cây cho trái và cho hoa, sông cho tôm và cho cá
Đồng ruộng cho bông lúa chim tặng lời reo ca.
Anh bộ đội đến nhà cho em lòng dũng cảm
Cô giáo cho bài giảng yêu xóm làng thiết tha.
Cùng em vượt đường xa sôi là chiếc khăn quàng thắm tươi.
Cho em tất cả người mang cho em cuộc đời mới tươi sáng đầy ước mơ.Người cho em tất cả là Bác Hồ Chí Minh.
-----
Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác
Sáng tác: Hoàng Long - Hoàng Lân
Đi từ bản làng xa xôi chân em bước qua bao núi.
Núi nhìn theo lá rừng reo chân em bước qua bao đèo.
Núi muốn hỏi suối nhắn hỏi, sao bạn nhỏ vui thế...
Xin nói cùng nghe! Náo nức nhiều, em vui nhiều.
Hôm nay được về Thủ đô thân yêu đến thăm Lăng Bác Hồ...
Đứng trên quảng trường bát ngát nghe như âm vang lời Bác.
Nhớ thảo nguyên xanh quê em chiều về làn mây nhẹ trôi.
Ước mong từ bao năm tháng hôm nay em được trông hình Bác.
Em chẳng muốn rời chân đi cũng chẳng nói được điều chi.Em ở tận sườn non cao nơi đây có hoa ban trắng.
-----
Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Sáng tác: Phạm Tuyên
Bài hát năm trong tuyển tập 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20 do báo Thiếu niên tiền phong, Hội Nhạc sĩ VN, Ban Khoa học giáo dục VTV, Ban Âm nhạc Đài tiếng nói VN tổ chức 1999-2000.
Thân thế và sự nghiệp
Ông sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở xã Lương Ngọc, huyện Bình Giang, Hải Hưng. Ông là con thứ 9 của nhà báo Phạm Quỳnh (1892-1945).
Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã có những chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam.
Năm 1954, ông được cử làm cán bộ phụ trách Văn-Thể-Mỹ tại Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc). Từ năm 1958, ông về nước, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông đã sáng tác nhiều bài hát được nhiều người biết như Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố.
Bài Như có Bác trong ngày vui đại thắng được ông sáng tác đêm ngày 28 tháng 4 năm 1975, tập và thu âm ngay trong chiều ngày 30 tháng 4 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt 17 giờ cùng ngày của Đài tiếng nói Việt Nam chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam[1].
Sau 1975, ông có những ca khúc phổ biến như: Gửi nắng cho em, Con kênh ta đào, Màu cờ tôi yêu (thơ Diệp Minh Tuyền), Thành phố mười mùa hoa (1985, thơ Lệ Bình...)
Ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do được ông sáng tác ngay trong đêm của ngày nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. Ca khúc này đã mở đầu cho trào lưu cho dòng nhạc "biên giới phía Bắc" nhưng không còn được lưu hành kể từ khi quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc được cải thiện.[2]
Ông có sáng tác nhiều cho lớp trẻ. Nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành bài truyền thống qua nhiều thế hệ như: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ...
Ông còn viết nhiều bài cho tạp chí, Đài phát thanh và truyền hình giới thiệu về thẩm mỹ âm nhạc, về tác giả và tác phẩm, là người đề xướng và chỉ đạo nhiều cuộc thi mang tính chất toàn quốc như Tiếng hát hoa phượng đỏ, Liên hoan Văn nghệ truyền hình toàn quốc, nhiều năm là Chủ tịch Hội đồng giám khảo của nhiều Hội diễn toàn quốc về văn hoá- văn nghệ của Bộ văn hoá và nhiều ngành khác trong nước.
Ông là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1983.
Ông hiện đã nghỉ hưu và sống tại Hà Nội.
Các ấn bản
* Tập ca khúc Chiếc gậy Trường Sơn (Nhà xuất bản Âm nhạc 1973); Tập ca khúc Phạm Tuyên (Nhà xuất bản Văn hoá, 1982); Gửi nắng cho em (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1991); Ca khúc Phạm Tuyên (50 bài, Nhà xuất Âm nhạc, 1994);
* Băng Audio-cassette Gửi nắng cho em (Saigon Audio, 1992); Lời ru của đêm (Công ty đầu tư phát triển, Bộ văn hoá thông tin- 1993)
* Sách âm nhạc: Các bạn trẻ hãy đến với âm nhạc (Nhà xuất bản Thanh niên, 1982), Âm nhạc ở quanh ta (Nhà xuất bản Kim Đồng, 1987).
Các tác phẩm tiêu biểu
* Đảng đã cho ta mùa xuân
* Chiếc gậy Trường Sơn
* Con kênh ta đào
* Gởi nắng cho em
* Lời ru của đêm
* Màu cờ tôi yêu
* Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
* Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng
* Từ một ngã tư đường phố
Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng,
Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng
30 năm đấu tranh giành trọn vẹn non sông
30 năm dân chủ Cộng hoà kháng chiến đã thành công.
Việt Nam Hồ Chí Minh
Việt Nam Hồ Chí Minh
Việt Nam Hồ Chí MinhViệt Nam Hồ Chí Minh
-----
Nhớ ơn Bác
Sáng tác: Phan Huỳnh Điểu
Phan Huỳnh Điểu (1924-) là một nhạc sĩ Việt Nam. Phần lớn các ca khúc của Phan Huỳnh Điểu là nhạc đỏ, nhưng ông cũng có một số sáng tác thuộc dòng tiền chiến.
Tiểu sử
Ông sinh ngày 11 tháng 11, và cũng là người con thứ 11 trong một gia đình cha làm thợ may ở Đà Nẵng. Ông bắt đầu hoạt động âm nhạc từ năm 1940 trong nhóm tân nhạc. Sau ca khúc đầu tay Trầu cau, sáng tác của ông được biết rộng rãi là bài Đoàn giải phóng quân viết cuối 1945. Một nhạc phẩm nổi tiếng khác của ông là Mùa đông binh sĩ được viết khoảng giữa thập niên 1940.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Phan Huỳnh Điểu gia nhập quân đội, công tác ở Liên khu 5. Thời gian này ông viết một số ca khúc như Nhớ ơn Hồ Chủ Tịch, Quê tôi ở miền Nam...
Năm 1955, sau khi tập kết ra Bắc, ông công tác ở Ban Nhạc vũ, Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1957, khi thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông được cử vào Ban chấp hành là Uỷ viên Thường vụ và công tác tại Hà Nội. Tháng 12 1964, Phan Huỳnh Điểu vào chiến trường Trung Trung Bộ ở trong Ban văn nghệ Khu. Thời gian đó ông viết bản hành khúc Ra tiền tuyến với bút danh Huy Quang.
Sau 1975, Phan Huỳnh Điểu chuyển về Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh và sống ở đó. Ông đã sáng tác và công bố hơn 100 ca khúc, quá nửa trong số đó là các bài hát phổ thơ.
Âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu có giai điệu trau chuốt, trữ tình, ngay cả trong trong thể loại hành khúc, như Cuộc đời vẫn đẹp sao, Hành khúc ngày và đêm. Phan Huỳnh Điểu còn có nhiều ca khúc về đề tài tình yêu thành công như Tình trong lá thiếp, Những ánh sao đêm, Bóng cây Kơnia, Anh ở đầu sông em cuối sông, Sợi nhớ sợi thương, Thuyền và biển...
Những nghệ sĩ thể hiện thành công tác phẩm của ông có thể kể đến NSND Quốc Hương, NSƯT Vũ Dậu và NSƯT Tuấn Phong.
Trích dẫn
Trong cuộc phỏng vấn đăng báo Thanh Niên ngày 27 tháng 4 năm 2006, nhạc sĩ nói: "Tôi cho rằng thơ phổ nhạc đạt đến mức độ cộng hưởng tâm hồn của nhạc sĩ và thi sĩ. Tìm thấy một bài thơ phù hợp, nhạc sĩ phổ nhạc và gửi gắm tâm trạng mình. Xét đến cùng, chất thơ trong ca từ của một nhạc sĩ thuần túy không thể bằng được chất thơ trong ca từ vốn là bài thơ của một nhà thơ. Nhà thơ chắt chiu từng con chữ, nhạc sĩ chăm chút từng nốt nhạc sẽ cho ra một tác phẩm toàn vẹn và đầy đặn. Bởi vậy, tôi hết sức thích phổ nhạc cho thơ. Thơ và nhạc như cặp anh chị em song sinh, thơ một cánh, nhạc một cánh cho tác phẩm bay lên..." ([1] Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: "Tôi nguyện chắp cánh cho thơ bay lên")
Tác phẩm
* Trầu cau (Sáng tác đầu tay, 1945)
* Đoàn Vệ quốc quân (1945)
* Mùa đông binh sĩ (1946)
* Những người đã chết (1946, là ca khúc phổ thơ đầu tiên, sử dụng thơ của Tế Hanh)
* Tình trong lá thiếp (1955)
* Sợi nhớ sợi thương (1959)
* Đội kèn tí hon (1959)
* Những em bé ngoan (1959)
* Nhớ ơn Bác (1959)
* Anh ở đầu sông em cuối sông
* Những ánh sao đêm (1962)
* Bóng cây Kơ-nia (1971)
* Cuộc đời vẫn đẹp sao (1971)
* Đây thôn Vỹ Dạ
* Đêm nay anh ở đâu
* Giải phóng quân
* Hành khúc ngày và đêm (1972)
* Nhớ (1973)
* Ở hai đầu nỗi nhớ
* Đà Nẵng ơi, chúng con đã về (1975)
* Quảng Nam yêu thương
* Thư tình cuối mùa thu
* Thuyền và biển
* Hát về thành phố quê hương (1997)
Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ CHí Minh bằng chúng em nhi đồng
Á có Bác Hồ đời em được ấm no
Chúng em múa ca càng nhớ đến ơn Bác Hồ
Cháu chúc Bác Hồ của cháu được sống lâu
Cháu xin kính dâng ngàn bó hoa lên Bác Hồ
-----
Hoa thơm dâng Bác
Sáng tác: Hải Hà
Những cháu ngoan bác Hồ khăn hồng bay rực rỡ
Như những bông hoa thơm hoa đẹp trăm miền
Cùng về đây khoe sắc thắm, cùng về đây ngát hương thơm
Bông hoa nghìn việc tốt, bông hoa học hành chăm
Bông hoa chi đội mạnh
Đều xứng đáng mang tên cháu ngoan bác Hồ
Là những bông hoa thơm kính dâng bác Hồ
Sáng tác: Hải Hà
Những cháu ngoan bác Hồ khăn hồng bay rực rỡ
Như những bông hoa thơm hoa đẹp trăm miền
Cùng về đây khoe sắc thắm, cùng về đây ngát hương thơm
Bông hoa nghìn việc tốt, bông hoa học hành chăm
Bông hoa chi đội mạnh
Đều xứng đáng mang tên cháu ngoan bác Hồ
Là những bông hoa thơm kính dâng bác Hồ
-----
Tiếng chim trong vườn Bác
Sáng tác: Hàn Ngọc Bích
Sáng sớm nay cháu đến thăm vườn Bác
Cháu bé Tây Nguyên đến thăm vườn Bác Hồ
Mà nghe tiếng chim, tiếng chim hót trong veo
Tiếng chim chào mùa xuân đẹp lắm
Từ vườn xưa dưới vòm cây Bác Hồ
Chim về đây làm tổ, chim lớn và chim nhỏ
Được nghe Bác ngâm thơ
Lòng em mong ước, muốn thành cánh chim nhỏ
Cùng về đây hót mừng, muôn lời ca ngợi Bác
Của đàn cháu Tây Nguyên
Sáng tác: Hàn Ngọc Bích
Sáng sớm nay cháu đến thăm vườn Bác
Cháu bé Tây Nguyên đến thăm vườn Bác Hồ
Mà nghe tiếng chim, tiếng chim hót trong veo
Tiếng chim chào mùa xuân đẹp lắm
Từ vườn xưa dưới vòm cây Bác Hồ
Chim về đây làm tổ, chim lớn và chim nhỏ
Được nghe Bác ngâm thơ
Lòng em mong ước, muốn thành cánh chim nhỏ
Cùng về đây hót mừng, muôn lời ca ngợi Bác
Của đàn cháu Tây Nguyên
-----
Tre ngà bên lăng Bác
Sáng tác: Hàn Ngọc Bích
Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà
Đón gió đâu về mà đu đưa, đu đưa
Đón nắng đâu về mà thêu hoa thêu hoa
Rất trong là tiếng chim, tiếng chim chuyền ngây thơ
Rất xanh tiếng sáo diều, tiếng sáo diều ngân nga
Một khoảng trời quê hương thân yêu về bên Bác
Cho em về ca hát dưới mái tóc tre ngà
Sáng tác: Hàn Ngọc Bích
Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà
Đón gió đâu về mà đu đưa, đu đưa
Đón nắng đâu về mà thêu hoa thêu hoa
Rất trong là tiếng chim, tiếng chim chuyền ngây thơ
Rất xanh tiếng sáo diều, tiếng sáo diều ngân nga
Một khoảng trời quê hương thân yêu về bên Bác
Cho em về ca hát dưới mái tóc tre ngà
-----
Như sao sáng ngời
Sáng tác: Không rõ
-----
Em mơ gặp Bác Hồ
Sáng tác: Xuân Giao
Như sao sáng ngời
Sáng tác: Không rõ
-----
Em mơ gặp Bác Hồ
Sáng tác: Xuân Giao
Nguồn: www.yeuamnhac.com