Hội thi tìm hiểu pháp luật về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em năm 2013

Nhân tháng hành động vì trẻ em năm 2013,ngày 13/6/2013, phòng Lao động thương binh và xã hội thị xã phối hợp với phòng Giáo dục-đào tạo và Thị đoàn Đồng Xoài tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong học sinh khối trung học cơ sở của thị xã Đồng Xoài. 
Phần thi tiểu phẩm tuyên truyền của đơn vị trường THCS Tân Phú
8 đội thi với hơn 50 thí sinh là học sinh đại diện cho các trường THCS trên địa bàn đã về tham gia hội thi. Tại hội thi, các em học sinh đã được tìm hiểu kiến thức pháp luật về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình, các biện pháp phòng chống bạo lực, ngược đãi, xâm hại tình dục, tai nạn thương tích trẻ em thông qua 3 phần thi chính là: Trắc nghiệm kiến thức pháp luật, xử lý tình huống và tiểu phẩm tuyên truyền. Trong phần thi xử lý tình huống, thành viên của mỗi đội vận dụng hiểu biết pháp luật liên quan đến chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em để xây dựng một bài thuyết trình đề ra các giải pháp để giải quyết các tình huống mà Ban tổ chức đưa ra. Các đội còn xây dựng một tiểu phẩm tuyên truyền nêu lên các vấn đề đáng quan tâm về vi phạm quyền của trẻ em, ngược đãi trẻ em của các thành viên trong gia đình và tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra khá phổ biến hiện nay. Mỗi tiểu phẩm đều đưa ra cách giải quyết các vấn đề khác nhau nhưng chung nhất là những chuyển biến trong nhận thức và hành động của người lớn đối với việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em cũng như ý thức của học sinh THCS trong xây dựng môi trường học đường an toàn và không bạo lực.
Hội thi tìm hiểu pháp luật về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật khá hiệu quả trong học sinh khối THCS. Không chỉ các thí sinh tham gia hội thi mà các cổ động viên cho hội thi cũng quan tâm tìm hiều kiến thức pháp luật về trẻ em qua các phần thi.
Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho đơn vị trường THCS Tân Xuân, giải nhì cho đơn vị trường THCS Tiến Thành, giải 3 cho 2 đơn vị là trường THCS Tân Phú và Tân Thành.
Tác giả: Nhã Trâm
Nguồn tin: Đài truyền thanh

Công văn về việc giới thiệu học sinh tiêu biểu tham gia Đại hội CNBH cấp tỉnh

Tạ Quang Thắng - từ 'Đi học' tới 'Lá cờ'

TP - Tạ Quang Thắng cách đây 6 năm làm nên cơn sốt nho nhỏ với 'Bèo dạt mây trôi' và 'Đi học' - hát cùng Anh Khang. Sau đó, Thắng hầu như im hơi, chỉ xuất hiện trở lại cuối 2009 khi đã tốt nghiệp khoa Thanh nhạc - Học viện Quốc gia Việt Nam và mới đây tỏa sáng trên sân khấu Bài hát Việt với 'Lá cờ'.
 Tạ Quang Thắng hát “Lá cờ” trên sân khấu Bài hát Việt  Ảnh: Phan Anh
Tạ Quang Thắng hát “Lá cờ” trên sân khấu Bài hát Việt - Ảnh: Phan Anh.
Từng gây chú ý bằng cách làm mới dân ca, dường như giờ đây Quang Thắng trở thành người viết nhạc đỏ bằng phong cách mới. Về Lá cờ , anh lý giải: “Mọi người cứ bảo viết bài hát tuyên truyền tầm vóc này nọ nhưng khi viết, tôi chỉ kể câu chuyện mà bố mẹ kể cho mình”.
Anh nói tiếp: “Tôi lồng cảm xúc, niềm tự hào của mình vào, khi bố mẹ mình anh hùng, đảm đang như thế. Mình cũng gặp những khó khăn trong cuộc sống nhưng nghĩ thời các cụ khổ thế vẫn làm được thì lại vững bước”.
Cùng với Lá cờ, các sáng tác về những vấn đề xã hội đang được Thắng tập hợp trong album đầu tay phát hành năm nay. Năm lớp 10, Thắng viết Hoa hồng, cảm hứng lấy từ phim Hàn Quốc. “Giờ thì khác,” Thắng khẳng định. “Phải tự mình gặp gì viết nấy”. Thắng thường viết nhạc và lời cùng một lúc, bằng tiếng Anh. Sau khi có giai điệu hoàn chỉnh, mới làm lời Việt. Làm vậy để tránh dấu trong tiếng Việt ảnh hưởng đến giai điệu.
Dù xác định sẽ theo phong cách country-rock, Thắng vẫn không giấu được cách hát mùi mẫn đậm chất R&B. Anh lý giải: “Bố mẹ tôi làm nghệ thuật dân tộc, thành ra luyến láy chèo, tuồng ăn vào tôi từ bé. Lớn lên, bắt đầu nghe nhạc nước ngoài là bập ngay vào R&B nên bây giờ hát country - rock vẫn còn gợn tí luyến láy”.
Sinh ra trong cái nôi truyền thống, nhưng Thắng không thích viết kiểu dân gian đương đại “Xu hướng dân gian đương đại rất hay, nhưng quan trọng tôi thấy nhạc các cụ hay hơn. Nên một là làm hẳn nhạc các cụ, hai là làm nhạc của mình. Tôi thích hát bài của các cụ nhưng theo hơi hướng của bây giờ, hơn là viết bài bắt chước các cụ nhưng lại không ra”.
"Khi anh lên sân khấu, nếu anh hát hay, người ta sẽ nghe anh là chính. Nếu anh hát không hay, người ta sẽ nhìn anh là chính" 
Thắng có cách riêng để tri ân các cụ. Anh hé lộ, khi nào nổi tiếng hơn nữa sẽ quay lại chơi nhạc các cụ theo cách của mình. Thực ra, Thắng đã thí điểm thành công với Bèo dạt mây trôi. Và có thể, nói chính nhờ nhạc các cụ mà mọi người chú ý đến anh buổi ban đầu.
Thắng nói: “Bây giờ tôi muốn làm nhạc hiện đại nhưng khi có một chỗ đứng nào đấy, tôi sẽ kết hợp với những học trò của bố tôi”. Bố Thắng là đạo diễn sân khấu Tạ Tạo, nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tuồng Trung ương. Ông mất khi Thắng mới học lớp 6.
Thắng cao khoảng mét tám, nặng 80 cân. Một số người nhận xét, trông anh như võ sĩ, vận động viên, thậm chí như giang hồ, đầu gấu (!). Thắng chẳng lấy làm phiền vì bề ngoài có vẻ không nghệ sĩ. “Khi anh lên sân khấu, nếu anh hát hay, người ta sẽ nghe anh là chính. Nếu anh hát không hay, người ta sẽ nhìn anh là chính”, Thắng tâm sự.
Tại Sao Mai Điểm hẹn 2010, bị loại sớm nhưng Thắng gây chú ý không chỉ vì chọn bàiTiếng hát giữa rừng Pắc Bó, mà còn vì mang cả ban nhạc đến dự thi. Ngoài ghi-ta, Thắng chơi được piano và kèn trôm-pet. Rồi cũng chính ê-kip đó, Thắng mang sang Bài hát Việt, có giải ngay.
Trong ba giải tại Bài hát Việt, Thắng hãnh diện nhất với giải của Hội Nhạc sĩ. “Một người trẻ như tôi được các chú, bác đánh giá thế, tôi thấy tự hào, thấy mình còn phải cố gắng nữa. Chứ còn giải Thể nghiệm Sáng tạo cũng bình thường.
Bởi có phải mình làm nhạc chỉ để được giải Bài hát Việt đâu. Nhạc là việc cả đời”. Dù sao, sau Bài hát Việt, nhiều người biết đến Tạ Quang Thắng trong vai trò nhạc sĩ (?). “Không thể gọi là nhạc sĩ, trừ phi tôi viết được khí nhạc”, Thắng nói.
Nguồn: tienphong.vn
Một số bài hát của Tạ Quang Thắng:

"Khúc hát đồng lòng" của hơn 1.000 nghệ sỹ, thanh niên


    Ngày 26/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và kênh Yeah1 TV ra mắt clip "Khúc hát đồng lòng" phiên bản đặc biệt với sự tham gia biểu diễn của gần 80 ca sỹ, diễn viên, người mẫu nổi tiếng và hơn 900 thanh niên tình nguyện. Đây là món quà ý nghĩa của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gửi đến tất cả các bạn đoàn viên, thanh niên cả nước nhân ngày thành lập Đoàn 26/3.
    Ca khúc này được đưa lên mạng Internet và được phát trên sóng của các kênh truyền hình, truyền thanh  trong cả nước vào đúng ngày 26/3/2013.
    “Khúc hát đồng lòng” là một sáng tác mới của rapper trẻ tuổi Nguyễn Hùng. Đây thực sự là một làn gió mới, trẻ trung, gần gũi và bắt kịp với nhịp điệu và hơi thở cũng như tính cách của thế hệ trẻ hiện đại. Vẫn mang dáng dấp của một ca khúc cổ vũ tinh thần cho người trẻ xung kích trên mọi mặt trận tình nguyện, phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhưng bài hát được viết trên một giai điệu tươi vui, rộn ràng và đặc biệt có đoạn rap cực kì sáng tạo và dễ thương.
     Các nghệ sỹ, đoàn viên tham gia MV "Khúc hát đồng lòng" (ảnh: TƯ Đoàn cung cấp)
    Chính vì thế, ngay từ khi ra đời, ca khúc này với bản MV có sự tham gia của Nguyễn Hùng, Tạ Quang Thắng và Thu Thủy đã lan truyền trên cộng đồng mạng với tốc độ chóng mắt.  Dễ thương, vui vẻ, thích thú, phấn khích … là những nhận xét của rất nhiều bạn trẻ về ca khúc này. Đi cùng cảm giác say sưa ấy là những tình cảm dành cho Đoàn, Hội và màu áo xanh tình nguyện được nhân lên gấp bội.
    Theo TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, khi được mời tham gia dự án, các nghệ sỹ đều rất hào hứng và vui vẻ đồng ý, nhiệt tình hưởng ứng. Sự có mặt của các nghệ sỹ với tầm ảnh hướng lớn trong công chúng đã có những tác động tích cực tới sự lan tỏa và quảng bá hình ảnh cho những thông điệp tốt đẹp ẩn chứa trong bài hát.

    Các ca sĩ Lam Trường, nhóm 5 Dòng Kẻ, nhóm MTV, ca sĩ Nhật Tinh Anh, Khánh Ngọc, người mẫu Dương Yến Ngọc… cho đến những thế hệ ca sỹ trẻ Nam Cường, Bùi Anh Tuấn, Thanh Duy, Khổng Tú Quỳnh, V.music, La Thăng, Đồng Lan… đều không quản ngại thời tiết nắng nực trong suốt 3 ngày để đồng lòng thực hiện một MV thể hiện sức mạnh của thanh niên Việt Nam xung kích, năng động, hội nhập quốc tế và vẫn mang đậm niềm tự hào về truyền thống cha anh.

    Đặc biệt, trong MV Khúc hát đồng lòng phiên bản đặc biệt này, tất cả các nghệ sĩ nổi tiếng đều không nhận cát –sê và đều không đứng tên riêng. Tất cả đều mang chung một cái tên: Thanh niên Việt Nam, hát chung một Khúc hát đồng lòng.

    Một điều đáng chú ý nữa là khi Trung ương Đoàn và Yeah1 phát động dự án này thì chỉ trong vòng 3 ngày, có gần 1000 bạn trẻ đã đăng ký tham gia. Điều đó cho thấy các bạn trẻ 8X, 9X không bao giờ thờ ơ với các hoạt động Đoàn, Hội./.

    Cậu học sinh 18 tuổi làm mọi thứ chỉ bằng đôi chân

    Trở về nhà sau 8 năm rèn luyện, phục hồi thể trạng do di chứng bại não ngay từ lúc sinh, chàng trai Nguyễn Anh Tuấn đã gây xúc động cho người dân ở nơi đây và cả ngôi trường THCS Phúc Thọ mà Tuấn đang học lớp 8 bởi khả năng viết, vẽ, sinh hoạt bằng chân cực giỏi giang của mình. 
    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    Viết chữ bằng chân, và chữ của Tuấn rất ngay ngắn, rõ ràng
    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    Khăn được phơi cao, Tuấn cố gắng dùng chân với lấy
    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    Mọi sinh hoạt hằng ngày, Tuấn tự làm bằng chân
    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    Tuấn tự làm tất cả mọi việc bằng đôi chân của mình
    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    Thậm chí là vẽ và tô màu cho những bức tranh của chính mình.

    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    hay đánh cờ

    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    Ăn cơm

    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    và cả nhắn tin nữa
    Di chứng của căn bệnh bại não khi còn nhỏ đã làm cho đôi tay của Tuấn không phát triển, các ngón tay quắp vào nhau tê liệt. Đó từng là nỗi đau tê tái của bố mẹ Tuấn, đó cũng đã từng là nỗi thiệt thòi  của cậu bé Tuấn vào những năm đầu tiên của cuộc đời. Đôi tay không có khả năng vận động, giọng nói của Tuấn cũng vì thế mà không được tròn trịa, việc đi lại cũng từng rất khó khăn, đau đớn.
    Những ngày rét mướt đầu tháng Giêng năm 1994 là chuỗi ngày mà mẹ của Tuấn, cô Nguyễn Thị Hoa (SN 1972) mỗi khi nhắc lại vẫn nhiều xót xa, tiếc nuối. Ngày ấy, sinh Tuấn trong ngày đông rét đậm, sinh non 7 tháng, thể trạng yếu ớt của Tuấn cần phải chữa chạy để tránh biến chứng. Nhưng gia đình quá nghèo, không đủ tiền chạy chữa kịp thời đã khiến Tuấn mắc phải căn bệnh bại não. Đến bây giờ, “đó vẫn là một nỗi ân hận lớn đè lên cô trong mỗi giấc ngủ”.
     
    Còn bố Tuấn, chú Nguyễn Kiều Hồng (SN 1968) nhìn Tuấn nói: “Nó là đứa con trai duy nhất của gia đình. Đau lắm. Những ngày nó lên ba, lên bốn, chú tập đi cho con mà nước mắt trào ra. Chân con yếu quá đi không được, chú nóng nảy quát gào lên mà thương con đau xót. 
    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    Bố Tuấn không kìm được xúc động khi nói về con trai mình.
    Chú kiên trì tập cho Tuấn đi, tay liệt nhưng chân phải đi được, đường đời còn dài mà bố mẹ không thể đi thay con được. Thế là từ những bước đi đầu tiên đó đến bây giờ nó đã có thể viết, có thể vẽ bằng chân, học hành giỏi giang, thực sự là niềm an ủi lớn lao của gia đình.”
    Năm 2004, gia đình cho Tuấn vào rèn luyện, phục hồi thể trạng ở Trung tâm phục hồi chức năng Thụy An (Ba Vì, Hà Nội), tại đây Tuấn đã biến thiệt thòi thành nghị lực. Những vần thơ đầu tiên của Tuấn vào năm ấy: 
    Từ thuở nào mẹ đưa con vào
    Ở một nơi trung tâm trị bệnh
    Có rất nhiều những người tàn tật
    Con ngỡ ngàng như là trong mơ

    Những tưởng, trước những khuyết tật trên cơ thể, Tuấn sẽ mặc cảm, giấu mình, tâm hồn bị chai sạn đi bởi nước mắt, thiệt thòi, đau đớn. Nhưng trước những lần quát tháo vô cớ của cha, nỗi âu do dăng dẳng của mẹ những ngày mất mùa, Tuấn biết, mình phải cố gắng nhiều hơn người khác trong cuộc sống: “Em khuyết tật nhưng không có nghĩa là em vô dụng, mình phải lạc quan sống chứ. Mỗi người đều có một cuộc sống của riêng mình, trước mắt, cuộc sống của em là sự nỗ lực, giảm gánh nặng cho bố mẹ. Còn về lâu dài,cuộc sống của em đó là cuộc sống của một công dân có ích cho xã hội, một người con có hiếu với bố mẹ”.

    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    Tuấn có một tâm hồn trong sáng, lạc quan nhưng cũng rất già dặn, chín chắn. Em chọn thơ, chọn tranh để cùng mình lớn lên từng ngày. Tuấn đã sáng tác được hơn 50 bài thơ, 50 bài thơ này đều được Tuấn viết trang trọng vào vở và tặng lại cho trung tâm vào ngày chia tay trở về hòa nhập với cộng đồng: “Có thể đối với nhiều người, thơ là một cái gì đó đã cũ, đã xa xôi nhưng với em, đơn giản, thơ là thứ mà em thấy mình có khả năng, mỗi khi làm thơ, em cảm thấy tự tin, thấy yêu đời và trút được nhiều suy nghĩ”. Đối với Tuấn, thơ như là những bài hát hay mà cậu hát bằng trái tim nhiều suy nghĩ của mình.  
    Những ngày đầu đưa Tuấn vào trung tâm điều trị, phục hồi chức năng, đó là năm Tuấn lên 10, giống như bao gia đình khác, Chú Hồng, cô Hoa và Tuấn phải trải qua rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Tuấn thích nghi rất nhanh. Ngày 8/3 đầu tiên mà cô Hoa hạnh phúc nhất trong cuộc đời đó là ngày 8/3 năm 2004, khi cô nhận được thư của Tuấn gửi về từ Trung tâm sau 3 tháng vào điều trị. Lúc đó, Tuấn chưa biết viết, bức thư đơn giản là một bức tranh, vẽ một bông hoa đơn giản, có 5 cánh hoa màu đỏ, lá màu xanh. Cô Hoa khóc nức nở thương con, cô đạp xe một mạch hơn 10km từ nhà đến ngay trung tâm thăm con trong niềm vui vỡ òa, hạnh phúc. 
    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    cau-hoc-sinh-18-tuoi-lam-moi-thu-chi-bang-doi-chan
    "Cô xúc động lắm. Không nghĩ là thằng bé biết vẽ tặng mẹ đâu, tay nó thế kia... Nhưng rồi, cô mới biết nó vẽ tranh tặng mẹ bằng chân mà lòng cô nghẹn ngào không nói nên lời. Kể từ đó, cô liên tục nhận được tranh, được thơ của Tuấn. Thằng bé ngoan và thương mẹ lắm".Nguồn : kenh14 - PLXH

    Câu hỏi trắc nghiệm rút gọn (Hội thi tìm hiểu pháp luật về trẻ em)

    Thông báo triệu tập học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo TTNNĐ cấp tỉnh

    Thị xã Đồng Xoài phát động hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường năm 2013

    .

    Sáng ngày 31/5/2013, UBND thị xã Đồng Xoài tổ chức lễ phát động hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, kỷ niệm ngày môi trường thế giới và phát động phong trào trồng cây nhân dân năm 2013. Ông Vương Đức Lâm - UVBTV Thị ủy - Phó Chủ tịch UBND thị xã chủ trì lễ phát động. Tham dự lễ phát động có đông đảo cán bộ, công nhân, viên chức lao động, học sinh, đoàn viên thanh niên và nhân dân thị xã.
    Ông Vương Đức Lâm – Phó Chủ tịch UBND thị xã phát biểu tại buổi lễ
    Chủ đề ngày môi trường thế giới năm 2013 được Hội đồng Liên hiệp quốc lựa chọn là “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm”. Đây là chiến dịch mới mà chương trình môi trường Liên hiệp quốc và tổ chức nông lương cùng nhiều đối tác khởi động từ đầu năm. Chủ đề nói trên cũng khuyến khích mỗi người ý thức hơn về các tác động tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm và đưa ra những quyết định hợp lý.
    Phát biểu tại lễ phát động, ông Vương Đức Lâm - Phó Chủ tịch UBND thị xã nhấn mạnh: Trên thế giới hiện nay, môi trường là một vấn đề nóng mà tất cả các quốc  gia trên toàn thế giới quan tâm. Nguy cơ mất rừng và tài nguyên đang đe dọa cả nước, vì vậy công tác bảo vệ môi trường đang đứng trước nhiều thách thức lớn, giữa yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của đất nước với yêu cầu tăng trưởng kinh tế giải quyết việc làm. Phó Chủ tịch UBND thị xã đã kêu gọi các cấp, các ngành, mọi tổ chức cá nhân, các bạn đoàn viên thanh niên và mọi người dân thị xã tích cực hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6, hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường bằng ý thức và  những hành động, việc làm thiết thực nhất. 
    Hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường và kỷ niệm ngày môi trường thế giới, ông Vương Đức Lâm đã phát động phong trào trồng cây nhân dân trong toàn thị xã, đồng  thời cùng lãnh đạo các phòng, ban, cơ quan đơn vị, xã, phường và công nhân viên xí nghiệp công trình công cộng thị xã đã tham gia trồng cây xanh, cây bóng mát tại khuôn viên trung tâm văn hóa thể thao thị xã.
    Đoàn viên thanh niên phát quang tại suối Đồng Tiền
    Cũng ngay sau lễ phát động, Thị đoàn Đồng Xoài đã tổ chức cho hàng trăm đoàn viên thanh niên khối cơ quan lực lượng vũ trang thị xã, cùng với đoàn viên thanh niên và nhân dân các phường Tân Đồng, Tân Thiện, Tân Xuân tham gia dọn vệ sinh, phát quang bụi rậm, khơi thông dòng chảy suối Đồng Tiền.
    Tác giả: Kim Phụng
    Nguồn tin: Đài truyền thanh

    Thông báo chỉ tiêu khen thưởng công tác Đội năm học 2012-2013

    Câu hỏi và đáp án phần thi "Xử lý tình huống"

    Câu hỏi và đáp án phần thi "Xử lý tình huống"

    Hồ Văn Mên

    Hồ Văn Mên sinh năm 1953 tại ấp Thạnh Lộc, xã An Thạnh, huyện Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé trong một gia đình nghèo. Lên 6 tuổi, mồ côi mẹ. Năm 10 tuổi, cha bị bọn Mỹ Ngụy bắt đánh đập tàn phế rồi giết chết. Hồ Văn Mên liền vào đội thiếu nhi tham gia giết giặc từ đấy. Đến năm 13 tuổi, Mên đã 3 năm làm cách mạng, tham gia 7 trận lớn nhỏ, diệt 79 tên địch bao gồm các thứ lính, sĩ quan Mỹ, ngụy, lính Pắc-chung-hy (lính ngụy Triều Tiên) cùng nhiều xe cơ giới của địch.
    Sống với bà nội, Mên tỏ ra là đứa cháu ngoan, đỡ bà việc nhà, cùng bà đi chợ bán trầu cau lấy tiền sinh sống.
    Nhiều tên đất, tên làng mang dấu tích và chiến công của Hồ Văn Mên dự trận đánh như: Cua Cát, Phú Văn, Chợ Mới… đã đi vào lịch sử đánh giặc của tỉnh Sông Bé.
    Một lần bị giặc bắt, Mên đã tìm cách trốn thoát và lại tiếp tục đánh  giặc.
    Trận đánh nổi tiếng nhất là trận diệt hơn năm mươi chín tên sĩ quan và binh lính ngụy ở sòng bạc Phú Văn.
    Hồ Văn Mên đã được tặng ba danh hiệu vẻ vang: dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt xe cơ giới, dũng sĩ diệt xe cơ giới cấp ưu tú.
     Năm 1967, Hồ Văn Mên được ra miền Bắc thăm Bác Hồ và là đại biểu nhỏ tuổi nhất trong đoàn thiếu nhi dũng sĩ miền Nam ngày đó.
    Anh mất ngày 5-3-1984 do vết thương ở sọ não trong một trận đánh giặc trước đây tái phát.
    Nguồn: tuoitrebinhduong.vn

    Dương Văn Nội

    Dương Văn Nội tham gia Đội thiếu niên cứu quốc Thủ Đô từ tháng 10 năm 1946. Lúc đó Nội mới 14 tuổi, Nội cùng hơn 60 bạn khác ở các phố Đội Cấn, Ngọc Hà… vào đội giao thông thuộc khu Thăng Long.
    Nhà đội rất nghèo. Bố làm thợ gò và mất sớm. Một mình mẹ nuôi ba anh em Nội không nổi, nên Nội phải đi học nghề rất sớm. Nội hiểu rằng mọi khổ cực của gia đình là do thực dân Pháp gây ra.
    Đầu tháng 12 năm 1946, trước ngày toàn quốc kháng chiến ít hôm, Nội được cử sang làm liên lạc cho một đại đội tự vệ chiến đấu ở khu Thăng Long. Đêm đêm, Nội cùng các bạn đi trinh sát trại lính địch về báo cáo tình hình cho các anh. Đến tháng 3 năm 194, đơn vị của Nội về đóng ở chợ Giang Xá (nay là trạm Chôi cách Hà Nội 16 km) và lấy tên là Đội du kích Thủ Đô.
    Đầu tháng 4 năm 1947, giặc Pháp mở cuộc hành quân lớn gồm nhiều mũi càn quét vào nơi Đội du kích Thủ Đô đóng quân. Nội đã cùng các anh tham gia chiến đấu. Với khẩu súng trường cao gần bằng người. Nội bình tĩnh và nhanh nhẹn bắn giặc. Một mình Nội đã hạ được 3 tên giặc Pháp. Sau đó, súng hết đạn, Nội bị trúng đạn giặc hy sinh ngay tại trận. Hôm ấy là ngày 2 tháng 4 năm 1947, Nội vừa bước sang tuổi 15.
    Dương Văn Nội đã được Đảng và Nhà nước truy tặng Huân chương chiến thắng hạng nhì.
    Nguồn: tuoitrebinhduong.vn

    Vừ A Dính

    Ở tại một bản của đồng bào dân tộc Hmông trên đỉnh núi Pú Nhung Châu, Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu, có em bé tên Vừ A Dính. Mới mười ba tuổi, Dính đã xin làm liên lạc cho dân quân, bộ đội ở địa phương để chống lại bọn giặc Pháp đến cướp phá quê hương.
    Dính được giao nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế lương thực. Công việc nào Dính cũng làm tốt. Có lần bị giặt bắt phải khiêng lợn của dân về đồn, Dính giả vờ đánh xổng cho 1 con lợn chạy vào rừng. Dính trà trộn vào đám người bị giặt bắt để  dò la tình hình nơi đóng quân của địch. Năm 1949, trong một trận càn, giặc Pháp đã bắt được Vừ A Dính trong lúc Dính đang đi công tác. Chúng lập tức tra khảo, đánh đập Dính rất đau. Suốt 3 ngày liền, giặc không moi ra được một điều gì ở người thanh niên dũng cảm này. Biết mình khó thoát, Dính đã không khai mà còn đánh lừa giặc, giả vờ nhận chỉ nơi có cơ quan kháng chiến, bắt bọn giặc phải cán mình đi loanh quanh suốt ngày trong rừng. Khi biết ra là đã bị Vừ A Dính đánh lừa, lũ giặc dã man và hèn nhát đã nổi điên, bắn chết Dính.
    Cùng với Lê Văn Tám ở miền Nam, trong những năm kháng chiến chống Pháp, Vừ A Dính đã trở thành liệt sĩ thiếu niên của Đội ta.
    Nguồn: tuoitrebinhduong.vn

    Nguyễn Bá Ngọc

    Nguyễn Bá Ngọc là học sinh lớp 4B (năm học 1964 - 1965) trường phổ thông cấp I xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
    Năm 1964, giặc Mỹ vừa ồ ạt đưa quân vào miền Nam, vừa cho máy bay leo thang ra đánh phá các tỉnh miền Bắc nước ta. Chúng ném bom cả trường học và bệnh viện, Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm hào.
    Ngày 4 tháng 4 năm 1965, máy bay giặc Mỹ đã tới ném bom, bắn phá xã Quảng Trung. Lúc ấy, người lớn đã ra đồng làm việc, trong nhà chỉ còn có trẻ em. Nghe tiếng máy bay, Ngọc đã kịp chạy xuống hầm. Và bom đã rơi xuống bên cạnh nhà Ngọc. Ở dưới hầm, Ngọc nghe thấy có tiếng khóc to bên nhà Khương, Khương là bạn của Ngọc. Không chút ngần ngừ, Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã bị thương. Các em nhỏ của Khương là Toanh, Oong, Đơ đang kêu khóc. Ngọc vội vừa bế, vừa dìu hai em Oong, Đơ xuống hầm. Ngọc bò gần tới nơi trú ẩn thì giặc lại thả bom bi và em đã bị một viên bi bắn vào lưng rất hiểm. Cứu được hai em nhỏ rồi, Ngọc mới tái mặt, lả đi. Vết thương quá nặng, Ngọc đã hy sinh vào lúc 2 giờ sáng ngày 5-4-1965 ở bệnh viện.
     Noi gương quên mình cứu em nhỏ, thiếu nhi cả nước ta đã học tập và làm theo Nguyễn Bá Ngọc. Ngay năm ấy và năm sau, đã xuất hiện: Trần Thị Miên, Trần Thị Vệ (Thanh Hóa), Trần Quốc Ý (Nghệ Tĩnh)… đã liên tiếp dũng cảm cứu bạn, cứu em nhỏ trong bom đạn của địch.
    Nguồn: tuoitrebinhduong.vn

    Lê Văn Tám

    Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ hòng cướp lại nước ta một lần nữa.
    Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh giầy để kiếm sống. Tên em là Tám.
    Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy. Tám tỏ ra hiền lành, nhút nhát nên đã được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến một việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này.
    Sau mấy hôm dò la quan sát địch. Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính gác như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy nhưng bay vào chỗ để xăng và xèo diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ để bom đạn. Tiếng nổ ầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố.
    Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành đồng Tổ quốc hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác của dân tộc Việt Nam.
    Nguồn: tuoitrebinhduong.vn

    Điều lệ Đoàn khóa X

    KPĂ KLƠNG


    Kpă KLơng hayKpa Kơ lơng(1948-1975), sinh ngày 19 - 8 - 1948 tại làng Pia, khu 5 (nay là xã Piar, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai),người dân tộc Jraiđảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Kpă Klơng tham gia du kích từ khi mới 13tuổi, ông đặc biệt giỏi đánh địch bằng cách đặt mìn, cài chông, gài thò. Năm1965, khi mới 17 tuổi ông nhập ngũ và làm trinh sát cho bộ đội khu 5(Chư Prông). Ông nổi tiếng với biệt tài bắn "xuyên táo"diệt địch bằng súng trường, ông thường chọn những điểm cao, bình tĩnh chờ địch đến gần mới bắn và có thể nổ súng giết nhiều kẻ địch với ít viên đạn. Ông là đại diện tiêu biểu cho phong trào "Tuổi trẻ chí lớn" của thanh niên Gia Lai.
    Theo Bách khoa Toàn thư Việt Nam, năm13 tuổi, Kpă Klơng xin tham gia du kích nhưng không được vì tuổicòn nhỏ. Tức giận, ông chỉ dùng cung tên mà đã giết được 3 tên lính địch nên được nhậnvào đội du kích. Xã đội trưởng Kpuih Blang đưa cho ông 3 viên đạn và một cây súng các-bin và yêu cầu phải lấy được 3 đầu giặc. Ông ra phục bắn 2 phát tiêu diệt 7 tên địch làm bị thương 1 tên, còn 1 viên đạn mang về trả cho xã đội trưởng. Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thử thách ông đã được tham gia vào đội du kích xã. Ông tham gia chiến đấu tất thảy 32 trận, diệt 124 địch (trong đó có 6 lính Mỹ), phá huỷ 7 xe quân sự và là chiến sĩ trinh sát gan dạ, bắn giỏi đồng thời là một trong những người diệt nhiều địch nhất trên chiến trường Tây Nguyên.
    Ngày 17 - 9 - 1967, Kpă Klơng được Uỷ ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang.
    Tên ông đã được đặt cho một trường trung học cơ sở ở xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa,Gia Lai và một đường phố, một vườn hoa ở Gia Lai. Ngoài ratên ông còn đặt cho một giải chạy việt dã định kỳ do tỉnh Gia Lai tổ chức.
    Nguồn: gialai.gov.vn

    Trần Đại Nghĩa - bỏ mức lương 20 lạng vàng theo Bác Hồ

    Năm 1946, người trí thức Trần Đại Nghĩa, sau cuộc gặp với Bác Hồ ở Pháp đã quyết định theo Bác về nước chiến đấu. Ông trở thành Cục trưởng đầu tiên của Cục quân giới và được mệnh danh là “Ông vua vũ khí” của Việt Nam.

    Ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, Trần Đại Nghĩa có ghi vào cuốn sổ tay của mình một câu: “Đã hoàn thành nhiệm vụ!”. Lúc sinh thời ông từng nói: “Bạn bè của tôi ở lại bên Pháp, họ đều sung sướng, đầy đủ hơn tôi rất nhiều. Nhưng về khía cạnh phụng sự Tổ quốc, họ chẳng có gì cả”.
    Và như thế, được phụng sự, đóng góp công sức cho dân tộc đã là lí tưởng mà  ông muốn cho cuộc đời mình.
    Hành trang của một người trí thức yêu nước
    Năm 1913, cậu bé Phạm Quang Lễ (tên thật của Thiếu tướng, Giáo sư – Viện sĩ Trần Đại Nghĩa) cất tiếng khóc chào đời trong một gia đình nhà giáo nghèo ở tỉnh Vĩnh Long. 7 tuổi đã mồ côi cha, nhưng Trần Đại Nghĩa vẫn được đi học là nhờ sự tần tảo của má và sự hi sinh của người chị gái.
    Chị gái ông khi đó mới 8 tuổi, đã nghỉ học ở nhà, cùng má làm lụng nuôi em trai ăn học. Là học sinh trường Petrus Ký nổi tiếng Sài Gòn, cậu học trò nghèo Phạm Quang Lễ bao giờ cũng đứng đầu lớp.
    Vì học giỏi nên ngày đó chính quyền Pháp có ý đưa Phạm Quang Lễ ra Hà Nội học làm quan, nhưng ông từ chối, vì đó là công việc ‘bán nước, hại dân”. Thay vì làm quan, ông nhận học bổng đi học ở Pháp năm 1935, với ước mơ sau này sẽ quay về giúp dân, cứu nước.
    Từ khi còn trẻ, cậu học trò Phạm Quang Lễ đã có một suy nghĩ: nước Việt Nam có truyền thống đánh giặc cả nghìn năm,  lòng can đảm và lòng yêu nước đều không thiếu, nhưng người Việt Nam vẫn bị thực dân Pháp khuất phục là do ta không có vũ khí hiện đại như Pháp.
    Bác Hồ và Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa
    Bác Hồ và Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa
    Chính vì thế khi sang Pháp du học, Phạm Quang Lễ đã thề sẽ học cho bằng được cách chế tạo vũ khí đề về đánh Pháp. Nhưng sang đến Pháp, Phạm Quang Lễ mới nhận ra suy nghĩ của mình quá đơn giản. Người Pháp không đời nào cho phép một du học sinh nước ngoài ở Pháp học ngành chế tạo vũ khí.
    Ngành học đó chỉ dành cho những sinh viên Pháp. Không nản chí, ngoài việc học ở trường, Phạm Quang Lễ còn tự mày mò đọc những sách về vũ khí tại nhà.
    Sau này tốt nghiệp đại học, trở thành kỹ sự của một hãng chế tạo máy bay, dù kiếm được bao nhiêu tiền, Phạm Quang Lễ cũng đều dồn cả vào mua sách liên quan đến vũ khí. Ông đọc sách ngày đêm, chờ cơ hội về giúp nước.
    Thời cơ đến vào năm 1946, khi Bác Hồ sang Pháp, trong cuộc gặp gỡ kiều bào Việt ở Pháp, Bác Hồ đã lắng nghe nguyện vọng của Phạm Quang Lễ. Bác hỏi: “Chú về nước chế tạo vũ khí, cách mạng sẽ rất cần. Nhưng trong nước khổ lắm. Chú có chịu nổi không?”.
    Phạm Quang Lễ gật đầu: “Thưa Bác, cháu đã chờ đợi ngày này suốt 11 năm trời”. Năm đó, khi Bác Hồ rời Pháp về Việt Nam, có một người trí thức tên Trần Đại Nghĩa đã đi theo. Người trí thức đó chính là Phạm Quang Lễ.
    Và cái tên Trần Đại Nghĩa mà Bác Hồ đặt cho ông năm đó, là cái tên đã đưa ông đi vào lịch sử ngành chế tạo vũ khí của Việt Nam. Từ bỏ công việc kỹ sư ở một hãng chế tạo máy bay lớn, Trần Đại Nghĩa đã từ bỏ mức lương tương đương với 20 lạng vàng 1 tháng để về Việt Nam theo cách mạng.
    Hành trang trở về của ông là 1 tấn sách toàn về vũ khí.  Ông trở thành Cục trưởng đầu tiên của Cục Quân giới. Chiến công đầu tiên của ông là chế tạo thành công súng Bazooka, một loại súng bắn xe tăng đầu tiên do Việt Nam chế tạo.
    Khi mới bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, thực dân Pháp rất coi thường quân đội Việt Nam. Chúng tuyên bố: “Chỉ cần mất 8 ngày, sẽ tiêu diệt hoàn toàn cách mạng Việt Nam”. Sở dĩ chúng chủ quan thế là bởi chúng biết Việt Nam chưa có súng bắn xe tăng – thế mạnh chủ lực của Pháp khi ấy.
    Nhưng chúng không biết rằng Việt Nam đã có nhà khoa học Trần Đại Nghĩa. Về Việt Nam, ông ngay lập tức bắt tay vào chế tạo súng Bazooka, theo những mẫu của nước ngoài.
    Trong cuộc hành quân đầu tiên của xe tăng Pháp tấn công vào quân ta, súng Bazooka vừa bắn ra đã làm cháy chiếc xe tăng dẫn đầu của Pháp. Chúng hoảng loạn, bỏ chạy, quân ta thắng trận đó mà không hề hi sinh bất cứ một ai.
    Sau thành công đầu tiên, Trần Đại Nghĩa tiếp tục mày mò nghiên cứu để chế tạo thêm vũ khí đánh giặc. Ông được mệnh danh là “ông vua vũ khí của Việt Nam” từ ngày đó. Ông trở thành Thiếu tướng trong đợt phong hàm đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    “Ông Tướng gàn” Trần Đại Nghĩa
    Vai trò của ngành chế tạo vũ khí rất được Bác Hồ coi trọng, thể hiện qua những đặc quyền mà Bác dành cho Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa. Ngày đó, Bác thường dặn dò quân nhu: “Chú Nghĩa nghiện thuốc lá. Phải nhớ chuẩn bị đủ thuốc lá cho chú ấy hút để chú ấy còn nghiên cứu”.
    Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa cũng là một trong rất ít những người có thể trực tiếp gọi điện hay đến gặp Bác Hồ mà không cần thông qua bất cứ ai. Nhưng Trần Đại Nghĩa lại sống rất giản dị, đúng như những lời hứa của ông với Bác khi trở về Việt Nam theo cách mạng.
    Bà Nguyễn Thị Khánh, phu nhân của Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, là người hiểu hơn ai hết lối sống bình dị của ông. Ông bà gặp nhau tại chiến khu Việt Bắc, khi ông đang là Cục trưởng Cục Quân giới, còn bà là y tá của Cục.
    Hồi còn ở Pháp, ông đã thề sẽ không lấy vợ, để cống hiến đời mình cho cách mạng. Có cô gái người Pháp xinh đẹp si mê ông, ông cũng khéo léo chối từ, dù trong lòng cũng thấy rung động. Nhưng ở chiến khu, trước cô gái Nguyễn Thị Khánh xinh xắn, can đảm, ông đã từ bỏ ý định không lấy vợ.
    Đám cưới của ông bà được tổ chức ở Việt Bắc. Trước hôm đám cưới, có người định viết thư báo với Bác để Bác cho ít quà làm đám cưới cho ông, ông gạt đi: “Bác còn bao nhiêu việc, đừng làm phiền Bác việc cỏn con”.
    Ông vét túi được 50 đồng, đi mua 1 bao quả mắc cọp ở chợ thị xã về làm cỗ cưới. Anh em các cục, các đơn vị đến ăn cưới, thấy thế bèn góp thêm mỗi người vài đồng để nhờ các anh nuôi của Cục Quân giới mua đồ ăn nấu cỗ cưới cho ông.
    Bà Nguyễn Thị Khánh kể, ngày chưa cưới ông, dù đã nghe kể về sự tài giỏi của ông và rất phục ông, nhưng bà vẫn nhận ra là ông rất “gàn”, ăn mặc lôi thôi, đầu tóc bù xù, trong đầu lúc nào cũng chỉ có vũ khí. Nhưng vì anh em vun vào, bà đã lấy ông – dù ông hơn bà tới 14 tuổi.
    Sau đám cưới, bà mới chứng kiến được hết cái sự “gàn” của chồng mình. Bà bảo ông có một thói xấu lớn, đó là thói ở bẩn. Ông chẳng mấy khi chịu tắm rửa, giặt giũ quần áo, đầu tóc lúc nào cũng bù xù. Làm bất cứ việc gì mà để mất thời gian đọc tài liệu, nghiên cứu vũ khí, ông đều tiếc.
    Hồi mới yêu nhau, có lần ông gọi bà lên, hốt hoảng: “Bác Hồ sắp đến thăm đơn vị. Khánh giúp anh dọn dẹp phòng ốc với. Bác nhìn thấy thế này phê bình chết”. Bà nhìn căn phòng bừa bộn, chăn màn lung tung và đống quần áo bẩn ông giấu trong hòm mà thở dài ngao ngán…
    Sau này nên vợ nên chồng, tính cách của ông cũng không hề thay đổi. Ông bà có 4 người con, cả 4 người con đều do bà tự tay chăm sóc, nuôi nấng. Việc duy nhất tồn tại trong đầu ông là vũ khí và vũ khí. Có những lúc bà gọi ông ra ăn cơm, mà ông cứ ngồi im như phỗng vì đang mải mê đọc một tài liệu hay.
    Cũng có lần, anh em trong đơn vị tìm ông cả ngày không thấy, đến lúc ra bờ suối thì thấy ông đang ngồi hý hoáy ghi ghi, chép chép bên bờ suối. Là vợ Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, bà Khánh đã quen với những đêm ông nằm ngủ mà miệng vẫn lẩm nhẩm chuyện vũ khí.
    Có đêm đang ngủ, chợt nghĩ ra một công thức nào đó, ông bật dậy ghi ghi, chép chép rồi lại tiếp tục đi ngủ. Thỉnh thoảng bà vẫn phàn nàn ông là “ông Nghĩa gàn dở”, vì tính ông cả đời chỉ biết cống hiến, không bao giờ nghĩ đến bản thân mình.
    Sau kháng chiến chống Pháp về Hà Nội, ông bà được phân cho ở tại số nhà 56 Hàng Chuối, cùng với một gia đình khác. Cấp dưới đến nhà thấy nhà cửa chật chội nói với ông: “Sao thủ trưởng không lên tiếng? Thủ trưởng phải được ở một chỗ tốt hơn như thế này”. Ông gạt đi: “Thế này là tốt lắm rồi. Có người còn không có nhà mà ở”.
    Từng là Cục trưởng Cục quân giới, là Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa, rồi là Thứ trưởng Bộ Công thương, cùng với nhiều chức vụ khác, nhưng đến lúc về già, ông vẫn chẳng có gì.
    Cuối những năm 1980, ông đưa cả gia đình vào Nam sinh sống. Thành phố cấp cho ông một căn nhà nhỏ có từ thời trước 1975 trong con ngõ trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận.
    Năm này qua năm khác, những nhà khác xây cao lên, xây to ra, có nhà bên cạnh còn lấn chiếm đất nhà ông, bà nhắc ông, ông cũng bảo “kệ người ta, họ thích lấn thì cứ cho họ lấn, mình vẫn còn nhà để ở”.
    Cũng có lúc bà than phiền với ông vì các nhà bên cạnh đều xây cao lên, nhà ông bà vẫn ở thấp, nên mỗi khi trời mưa, nước lại ngập nhà”, ông cũng tặc lưỡi: “Nhà ngập thì ta tát nước ra chứ sao, lại khô như thường”.
    Biết tính chồng, nên diết rồi bà Khánh cũng không bao giờ than phiền với chồng bất cứ điều gì nữa. Bà âm thầm đi bên ông, hi sinh cho ông,vui vẻ ở cùng ông trong căn nhà cũ kĩ suốt mấy chục năm trời.
    Ông là Thiếu tướng, là Giáo sư, Viện sĩ, là Anh hùng Lao động được phong danh hiệu đợt đầu tiên, cái đó ai cũng biết. Nhưng sau lưng ông, người vợ của ông đã phải vất vả, khổ cực như thế nào, thì không phải ai cũng biết.
    Ngày 30/04/1975, khi nước nhà thống nhất, ông có ghi vào cuốn sổ tay của mình: “Đã hoàn thành nhiệm vụ” – đó là nhiệm vụ cứu nước, cứu dân mà khi mới 20 tuổi, ông đã ấp ủ trong lòng. Ông đã từ bỏ mức lương 20 lạng vàng 1 tháng để về Việt Nam theo cách mạng.
    Nếu ở lại Pháp, có lẽ ông đã sung sướng, giàu có như những bạn bè của ông ở lại trên đất nước ấy. Nhưng đổi lại, khi về Việt Nam, ông có danh hiệu “ông vua vũ khí Việt Nam” và một thứ quan trọng hơn cả mọi danh hiệu: đó là sự ghi nhận của nhân dân, đất nước, của lịch sử cho những đóng góp của ông cho Tổ quốc của mình!
    Nguồn: baotanglichsu.vn

    Ngô Quyền

    Ngô Quyền (897 - 944), người làng Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Cha ông là Ngô Mân từng làm chức Châu mục Đường Lâm. Từ nhỏ, Ngô Quyền đã sống trong truyền thống yêu nước của quê hương.

    Ngô Quyền là vị vua họ Ngô đầu tiên của nước ta. Ông là người lãnh đạo quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, chấm dứt thời kỳ hơn 1.000 năm Bắc thuộc và mở ra một thời kỳ độc lập, tự chủ mới cho nước nhà.
    Tượng Ngô Quyền tại quần thể di tích Từ Lương Xâm, phường Nam Hảiquận Hải An, Tp. Hải Phòng
    Ở Trung Quốc, năm 907 nhà Đường sụp đổ. Các tập đoàn phong kiến quân phiệt phương Bắc vừa thôn tính, tiêu diệt nhau đẫm máu, vừa tận dụng mọi cơ hội bành trướng xâm lược ra bên ngoài.
    Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm (sau đổi là Lưu Cung) đã đặt tên nước là Đại Hán với tham vọng kế tục mộng bành trướng của đế chế Đại Hán hồi đầu Công nguyên. Hướng bành trướng chủ yếu của Nam Hán là phương Nam, nhằm vào đất nước ta, một đất nước giàu có và giữ vị trí trọng yếu của vùng Đông Nam Á, lại vừa qua hơn nghìn năm Bắc thuộc.
    Thực hiện mộng bành trướng đó, năm 930, vua Nam Hán đã mở cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ nhất. Chúng đã đánh bại được chính quyền họ Khúc, chiếm được phủ thành Đại La. Năm 931, một tướng của họ Khúc là Dương Đình Nghệ đã dấy quân từ châu Ái, nhanh chóng quét sạch quân giặc ra khỏi nước nhà, giành lại chủ quyền dân tộc.
    Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn ám hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Kiều Công Tiễn đã cho người sang cầu cứu vua Nam Hán. Nhân thời cơ đó, Nam Hán phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
    Lần này, vua Nam Hán sai con trai là Thái tử Giao Vương Lưu Hoằng Tháo thống lĩnh quân thủy vượt biển tiến vào nước ta. Vua Nam Hán cũng đích thân đem quân áp sát biên giới để yểm trợ, gây thanh thế cho con và sẵn sàng tiếp ứng khi cần thiết.
    Đến tháng 10 năm 938, Ngô Quyền từ vùng châu Ái đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn, trừ mối họa bên trong và làm thất bại ngay từ đầu âm mưu dùng nội ứng của Nam Hán. Sau đó, ông huy động nhân dân cả nước khẩn trương bước vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán.
    Trên cơ sở phát huy sức mạnh đoàn kết và khí thế độc lập của dân tộc, phân tích và đánh giá chỗ mạnh, chỗ yếu của ta và của địch, Ngô Quyền bày một thế trận hết sức kiên quyết, chủ động và lợi hại để nhanh chóng phá tan quân giặc.
    Ông huy động nhân dân đẵn gỗ, vót nhọn, bịt sắt, đóng thành một bãi cọc ở cửa sông Bạch Đằng. Quân thủy bộ với sự tham gia của các lực lượng dân binh, bố trí mai phục sẵn ở phía trong bãi cọc, vùng hạ lưu sông Bạch Đằng. Một đội thuyền nhẹ dưới quyền chỉ huy của người thanh niên Gia Vin (Hải Phòng) là Nguyễn Tất Tố, giỏi bơi lội và quen thuộc sông nước, được giao nhiệm vụ khiêu chiến, nhân lúc nước triều lên nhử địch vượt qua bãi cọc, dấn thân vào cạm bẫy mai phục bên trong của ta.
    Bạch Đằng là cửa ngõ phía Đông Bắc của Tổ quốc ta, như tác giả bộ sử "Cương mục": "Sông rộng hơn hai dặm, ở đó có núi cao ngất, nhiều nhánh sông đổ lại, sóng cồn man mác giáp tận chân trời, cây cối um tùm che lấp bờ bến". Ngô Quyền không những biết lợi dụng địa hình thiên nhiên, để ém quân mai phục, phối hợp bộ binh với thủy binh, ông còn là người biết lợi dụng thủy triều sớm nhất trong lịch sử quân sự nước ta, gắn với việc bố trí bãi cọc ngầm nổi tiếng.
    Trong thế trận của Ngô Quyền, trận địa mai phục bên trong bãi cọc giữ vai trò quyết định, chặn đứng đoàn thuyền địch và giáng cho chúng một đòn tiêu diệt bất ngờ, nặng nề. Trận địa cọc giữ vai trò quan trọng, khóa đường tháo chạy của chiến thuyền địch và bao vây tiêu diệt triệt để quân giặc. Sự phối hợp giữa hai trận địa chứng tỏ quyết tâm chiến lược của Ngô Quyền là phen này không chỉ đánh bại quân giặc mà còn bao vây, tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của giặc, giành thắng lợi oanh liệt, đập tan mộng xâm lược bành trướng của triều Nam Hán. "Trận địa cọc" là một nét độc đáo của trận Bạch Đằng, cũng là một sáng tạo rất sớm trong nghệ thuật quân sự Việt Nam mà người khởi xướng là Ngô Quyền.
    Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
    Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã diễn ra ác liệt và kết thúc rất nhanh gọn.
    Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy quân mai phục sẵn ở phía trong bãi cọc, dấu quân trong các nhánh sông và bên hữu ngạn sông Bạch Đằng.
    Khi cả binh đoàn thuyền lớn của Hoằng Tháo ào ạt vượt cửa biển An Bang tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng, Ngô Quyền cho bộ phận tiên phong dùng thuyền nhẹ ra đón đánh địch từ xa, nghi binh dụ địch. Lúc thủy triều lên to ngập trận địa cọc, bộ phận này giả thua rút chạy nhử địch vào trận địa đúng lúc, đúng chỗ. Tướng Hoằng Tháo kiêu ngạo thúc đại quân đuổi gấp, trúng kế, mắc mưu, vượt qua bãi cọc ngầm.
    Đợi thủy triều xuống, Ngô Quyền mới cho quân mai phục đổ ra bao vây thuyền địch. Thuyền địch va vào cọc nhọn bịt sắt bị đâm thủng, chìm đắm gần hết, quân chết đuối quá nửa. Hoằng Tháo bị giáo đâm, lăn xuống nước chết tại trận. Quân ta giết và bắt sống hầu hết quân Nam Hán. Thời gian trận đánh chỉ diễn ra trong phạm vi một ngày. Chiến thắng Bạch Đằng nhanh gọn, bất ngờ đến mức vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Hắn kinh hoàng, khủng khiếp, đành"thương khóc thu nhặt quân còn sót lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư) và "đem dư chúng quay trở lại" (Ngũ đại sử ký).
     
    Bản đồ trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938
    Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã ghi vào lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử chống ngoại xâm nói riêng, như một sự kiện trọng đại có vị trí và ý nghĩa lịch sử hết sức lớn lao. Đây được coi là cột mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Chiến thắng đã giúp phá bỏ nền thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc ta.
    Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt sử ký toàn thư. Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
     
    Lăng Ngô Quyền, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
    Mùa xuân năm Kỷ Hợi (939), Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, tự xưng vương lấy hiệu là Ngô Vương Quyền, thành lập một vương quốc độc lập. Chọn kinh đô cũ của Âu Lạc là Cổ Loa làm kinh đô nước Việt để tỏ ý nối tiếp truyền thống của các vua Hùng, vua Thục.
    Ngợi ca Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng, nhà sử học Lê Văn Hưu viết trong "Đại Việt sử ký toàn thư": "Tiền Ngô vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được". 
                                                              Lê Khiêm (tổng hợp)
    Nguồn tham khảo:
     - Phan Huy Lê, "Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 vị trí, ý nghĩa lịch sử và những vấn đề khoa học đang đặt ra"NCLS, Số 2 (203), tháng 3-4/1982, tr. 12-17.
    - Lê Năng Hiển, "Truyện sử Ngô Quyền và cọc Bạch Đằng (897 - 944)", Ba chiến thắng Bạch Đằng giang, H.: Văn hóa - Thông tin, 2003, tr. 63-73.