Anh Trỗi sinh ra và lớn lên ở làng Thanh Quýt nay là xã Điện Thắng Trung, Điện Bàn, Quảng Nam trong một gia đình nông dân nghèo, chẳng may lại mồ côi mẹ từ thuở nhở. Tuổi thơ anh theo cha ra Đà Nẵng kiếm kế sinh nhai. Năm 10 tuổi vào Sài Gòn học nghề thợ điện, rồi đạp xích lô. Từ đó, anh Trỗi được các chú, các anh dìu dắt giác ngộ cách mang, tham gia vào LLVT Sài Gòn- Gia Định.
Đầu năm 1964, anh nhận nhiệm vụ đánh sập cầu Công Lý và phục kích diệt tên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra. Để phục vụ cho trận đánh, anh bán chiếc nhẫn cưới để mua dây điện. Vào ngày 9/5/1964, tại cầu Công Lý trong lúc làm nhiệm vụ nối dây điện tới quả mìn thì bị địch phát hiện. Anh sa vào tay giặc. Trong nhà ngục kẻ thù dùng mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ nhưng anh vẫn giữ một tấm lòng son sắc với Đảng với nhân dân. Dù bị đòn roi tra tấn, anh khẳng khái vạch mặt tội ác kẻ thù “Còn giặc Mỹ không có hạnh phúc.” Không khuất phục được anh vào ngày 15/10/1964, kẻ thù tử hình anh Trỗi tại khám Chí Hòa, ở tuổi đời 24.
Trước pháp trường, với tư thế hiên ngang cùng tinh thần quyết chiến, quyết thắng, anh tranh thủ từng giây, từng phút vạch mặt kẻ thù và bọn tay sai bán nước. Trước lúc hy sinh, anh đã nhiều lần hô lớn “Hồ Chí Minh muôn năm. Việt Nam muôn năm.” Lời hô của anh như tiến kèn xung trận thôi thúc mọi người lao vào cuộc chiến đấu mới giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, lầm than. Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã sống- chết vẻ vang xứng đáng với lời chủ tịch HCM “Vì tổ quốc vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc mỹ đến hơi thở cuối cùng.”
Noi gương anh, lớp lớp thanh niên ở mọi miền đất nước hăng hái tòng quân lên đường chiến đấu góp phần làm nên mùa xuân 1975 lịch sử, giải phóng quê hương, non sông thu về một mối.
Nguồn: trianlietsi.vn